- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu: Được biết, hiện nay du lịch Ninh Bình vẫn chưa có bộ nhận diện thương hiệu riêng của mình. Các nhà quản lý cần khắc phục điều này nhanh chóng để tạo nét riêng cho du lịch của tỉnh.
- Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức
Tuyên truyền quảng bá du lịch thông qua các ấn phẩm, truyền thông, truyền hình Xúc tiến thương mại thông qua cách tham dự hội chợ, hội thảo và giao lưu các chương trình du lịch trong và ngoài nước để giới thiệu hình ảnh của Ninh Bình tới khách du lịch đối tác và các nhà đầu tư.
Mạng internet: hoàn thiện trang web của Sở VHTT&DL nơi du khách có thể tìm kiếm thông tin về các hoạt động du lịch. Đẩy mạnh tương tác với khách du lịch qua các trang Facebook…
Hợp tác với các đối tác: là các vùng du lịch lân cận, các điểm đến giúp trau dồi kinh nghiệm cũng như quảng bá hình ảnh du lịch của Ninh Bình đi xa hơn hay hợp tác với các công ty, tập đoàn đầu tư để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho du lịch.
Đầu tư xúc tiến quảng bá phải có chiều sâu hiệu quả đối với từng thị trường khách cụ thể.
Tăng cường liên kết giữa các vùng du lịch để nâng cao lượt du khách viếng thăm cũng như thời gian lưu trú.
- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
Thời gian tới du lịch Ninh Bình cần tập trung vào các sản phẩm du lịch văn hóa và sinh thái có chất lượng cao. Việc khai thác các tour hang độ ng gắn với chèo thuyền và sử dụng người dân địa phương làm thuyết minh viên cần được phát huy hiệu quả. Đây là hình ảnh riêng biệt khi du khách đến tham quan Tràng An, Tam Cốc, Vân Long. Ngoài ra các chương trình văn hóa tâm linh cũng cần được thực hiện gắn với các giá
trị văn hóa truyền thống Ninh Bình như: sử dụng không gian làng quê để thưởng thức các làn điệu chèo và hát xẩm. Đây là sự khác biệt ấn tượng khi tham gia văn hóa tại Ninh Bình. Các chương trình city tour và ven đô cũng nên khai thác các nét văn hóa địa phương làng nghề và các món ăn đặc sản địa phương
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Tỉnh Ninh Bình cần có chính sách và chiến lược hoặc định nguồn nhân lực lâu dài từ đó có kế hoạch đào tạo và sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý; đẩy mạnh hoạt động đào tạo giữa đội ngũ lao động đang làm việc cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tập huấn về tay nhà kỹ năng cho cộng đồng địa phương. Đặc biệt cần chú trọng nâng cao văn hóa giao tiếp ứng xử của người làm du lịch đây cũng chính là một phần không thể thiếu hình thành thương hiệu điểm đến.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong tỉnh và liên kết giữa các tuyến điểm du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng cao; tăng cường đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình là nhiệm vụ cần thiết với những cơ hội và thách thức nhất định tài nguyên du lịch phong phú độc đáo lượng khách tăng đều qua các năm. Tuy nhiên du lịch Ninh Bình vẫn còn những hạn chế và chất lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hiệu quả của các kênh xúc tiến quảng bá. Trước công cuộc hội nhập và truyện tranh gay gắt đòi hỏi ngành du lịch cần làm tốt công tác quản lý xây dựng và đồng bộ các chiến lược sản phẩm xúc tiến để tạo thương hiệu trên thị trường.
KẾT LUẬN
Từ năm 2010 đến nay, du lịch Ninh Bình đang có bước chuyển mình đáng kể và đang dần vươn lên đứng đầu về số lượng khách du lịch cũng như tỉ lệ khách sẽ quay lại trong thời gian tới. Chính là nhờ có các biện pháp marketing hiệu quả, phối hợp giữa người dân Ninh Bình, ban ngành sở Du lịch và Nhà nước cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã khiến cho Ninh Bình để lại dấu ấn trong lòng khách du lịch, kể cả đối với khách chưa từng đến Ninh Bình lần nào thì cũng muốn đặt chân thử đến một lần để cảm nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học liệu TMU
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch_Ninh_B%C3%ACnh