Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu DoanBichNgoc (Trang 68 - 75)

a/ Hạn chế

a1/ Về quản lý dòng tiền

- Hệ số thanh toán nhanh của Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam từ năm 2013 đến 2015 ta nhận thấy hệ số này giảm dần và đều <1; từ đó cho thấy, công ty gặp khó khăn trong việc đảm bảo thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn đối với các nhà cung cấp, đồng thời mức độ tăng của tài sản ngắn hạn không lớn hơn mức độ tăng của hàng tồn kho trong khi nợ ngắn hạn tăng lên tƣơng đối lớn.

a2/ Quản lý các khoản phải thu, phải trả

- Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng của Công ty chƣa đƣợc tốt, dẫn đến còn một số khách hàng phát sinh nợ quá hạn thanh toán mà vẫn chƣa thanh toán cho công ty. Hiện tại, một số khoản công nợ đã quá hạn trên 1 năm nhƣ khoản công nợ của Công ty thực phẩm Phƣơng Anh trị giá 3 tỷ đồng, khoản công nợ của Công ty TNHH Hồng Minh trị giá hơn 2 tỷ… còn một số khách hàng có thời hạn nợ từ 6 tháng đến 1 năm nhƣ Công ty thức ăn chăn nuôi Hoàng Liên, Công ty thức ăn gia súc Hoa Trang…Do khâu thẩm định đối tác khách hàng chƣa tốt và việc kiểm soát chƣa hiệu quả dẫn tới các khoản phải thu của công ty tƣơng đối cao nhƣ đã nêu trên.

- Đối với nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn trong giai đoạn từ 2013 đến 2015 lần lƣợt là 78%, 75% và 79%. Điều này cho thấy phần lớn tài sản của công ty đƣợc hình thành từ vốn vay, sự dụng nhiều vốn vay cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp có độ lớn của đòn

bẩy tài chính lớn, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có khả năng tăng nhanh, nhƣng đồng thời cũng đang phải đối mặt với mức độ rủi ro khá cao.

- Vấn đề bất cập hiện nay của công ty cũng là việc vốn của công ty chủ yếu là vốn đi vay bao gồm cả vay dài hạn và vay ngắn hạn. Đứng trên một phƣơng diện khác, ta nhận thấy một số khoản vay dài hạn đã đến hạn trả cũng trở thành vay ngắn hạn, do đó yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải hạch toán kinh doanh hết sức cẩn thận nếu không sẽ gặp khó khăn trong thanh toán. Ngoài ra với việc công ty còn sử dụng khá nhiều vốn vay từ phía các ngân hàng thì trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty một mặt phải trả lãi cho các ngân hàng, một mặt phải cân đối giữa khoản vốn chủ sở hữu và vốn vay cho nên công ty sẽ khó khăn trong vấn đề tự chủ trong kinh doanh.

a3/ Về quản lý hàng tồn kho

Đối với Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam thì bài toán về hàng tồn kho cũng tƣơng đối nan giải, cụ thể hàng tồn kho năm 2015 tăng khá mạnh so với năm 2014 với tỷ lệ 82%, mặc dù năm 2014 chỉ tăng so với năm 2013 là 43%. Điều này đem đến những bất lợi nhất định cho Vinuco, hàng tồn kho tăng và tăng mạnh vào năm 2015 đem đến những dấu hiệu khó khăn về tiêu thụ sản phẩm của công ty.

a4/ Về quản lý chi phí

Quản lý chi phí đối với doanh nghiệp luôn là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm kiểm soát các nguồn tiền ngắn hạn và dài hạn tại doanh nghiệp. Việc quản lý chi phí và tài sản ngắn hạn đƣợc thể hiện thông qua Hệ số sinh lời tài sản ngắn hạn. Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn trong ba năm liên tiếp từ 2013 đến 2015 giảm lần lƣợt là 0,33; 0,31 và 0,27; điều này cho thấy hiệu quả của một đồng tài sản ngắn hạn đem lại lợi nhuận sau thuế giảm; dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong 3 năm liên tiếp là chƣa thực sự tích cực.

a5/ Về nguồn lực tại doanh nghiệp

Lực lƣợng lao động của công ty chƣa đồng đều thiếu cán bộ và chuyên môn giỏi, đội ngũ quản lý các phòng còn quá trẻ chƣa có nhiều kinh nghiệm đôn đốc, điều hành đôi khi còn thiếu kiên quyết. Ngoài ra phòng nhân sự chƣa chủ động trong việc đánh giá sau đào tạo, gắn kết quả đào tạo với kết quả hoàn thành nhiệm vụ và triệt để, công tác kiểm tra chất lƣợng còn nhiều hạn chế. Lực lƣợng công nhân làm việc trong các phân xƣởng có tay nghề cao chiếm số lƣợng còn nhỏ, lực lƣợng làm việc trong các phòng ban thì hiện nay số lƣợng có trình độ học vấn cao chỉ chiếm 10% đối với trình độ trên đại học và con số 20% ở trình độ đại học.

a6/ Hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống thông tin quản lý chƣa đảm bảo yếu tố cập nhật thƣờng xuyên, chƣa đảm bảo tính hệ thống và chính xác. Những hạn chế trên đây cho thấy trình độ quản lý của công ty là chƣa tốt. Tại Công ty cổ phần dinh dƣỡng hiện nay thì phòng tài chính và phòng kế toán nhập làm một, các nghiệp vụ tài chính đều do các kế toán thực hiện mà họ lại không có chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính gây ra sự quá tải trong công việc và giảm chất lƣợng công tác tài chính; chính điều này cũng tác động không nhỏ đến việc sử dụng không hiệu quả các loại tài sản ngắn hạn.

b/ Nguyên nhân

b1/ Việc quản lý dòng tiền chưa hiệu quả

Đối với công ty, việc duy trì mức độ tồn quỹ tiền mặt thƣờng không nhiều vì chủ yếu các giao dịch lớn theo Luật kế toán đƣợc thực hiện thông qua nghiệp vụ chuyển khoản, tuy nhiên hạn mức tồn quỹ nhỏ cũng gây ra một sự thiếu linh hoạt trong việc thực hiện các giao dịch cần xử lý nhanh và luôn.

Thêm vào đó, tại công ty việc xây dựng kế hoạch kinh doanh - kế hoạch tài chính cũng chƣa sát và chƣa hiệu quả dẫn tới việc thực hiện còn nhiều sai

lệch so với thực tế, một số khoản nợ khó thu hồi và cân đối nguồn ngắn hạn một số thời điểm còn thiếu hụt.

Vấn đề vốn luôn là một vấn đề quan trọng vì nhu cầu vốn cho sản xuất là rất lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại có hạn, không đủ đáp ứng cho hoạt động kinh doanh dẫn đến công ty phải đi vay vốn bên ngoài để thực hiện kinh doanh. Việc trả lãi cho các khoản vốn vay khiến cho lợi nhuận của công ty giảm một lƣợng đáng kể, ngoài ra không phải lúc nào công ty muốn là cũng có thể vay đƣợc vốn, do đó đôi lúc công ty cũng gặp phải khó khăn trong vẫn đề huy động vốn kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Đồng thời thị trƣờng bị cạnh tranh rộng hơn và gay gắt hơn, tiến trình hội nhập kinh tế, giá cả các nguyên vật liệu chính, điện nƣớc, chi phí vận tải sẽ còn tiếp tục tăng. Một khó khăn nữa mà công ty cũng đang phải đối mặt, đó là chi phí cho nguyên vật liệu quá cao. Nguồn nguyên vật liệu công ty đang sử dụng một phần đƣợc nhập từ nƣớc ngoài, tuy chất lƣợng tốt nhƣng giá thành lại tƣơng đối cao, từ đó làm tăng chi phí cho công ty, đồng thời làm giảm lợi nhuận của công ty.

Ngoài ra, cơ chế chính sách tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, các doanh nghiệp phải tuân theo những quy định mà pháp luật ban hành. Tại Việt Nam tuy đã ban hành Luật Doanh nghiệp và đi vào hoạt động, tuy nhiên vẫn chƣa hình thành đƣợc các giải pháp đồng bộ về thị trƣờng, đầu tƣ để hỗ trợ cho các hoạt động thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài của các doanh nghiệp nhƣ các quyết định về thuế xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập cảng của chúng ta còn rƣờm rà, phức tạp. Bên cạnh đó sự thiếu nghiêm minh, đồng bộ của hệ hệ thống pháp luật đã gây không ít khó khăn cho công ty

Bên cạnh đó, tại Việt Nam thị trƣờng tài chính chƣa phát triển, chƣa tạo điều kiện quản lý tài sản lƣu động hiệu quả, cho nên việc huy động vốn thông qua thị trƣờng tài chính vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó hoạt động không

hiệu quả của các công ty chứng khoán trong một giai đoạn kéo dài đã làm cho công ty không có đủ sự tin tƣởng để đầu tƣ chứng khoán. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng huy động vốn để đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn của công ty. Công ty mới chỉ huy động đƣợc từ vay ngân hàng, tín dụng thƣơng mại... chứ chƣa có cơ hội để áp dụng các hình thức huy động vốn mới nhƣ phát hành trái phiếu, mua bán nợ trên thị trƣờng chứng khoán...

b2/ Quản lý công nợ phải thu còn chưa chặt chẽ

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số khoản nợ quá hạn là công ty chƣa có đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm định tài chính và kiểm soát khách hàng nên không theo dõi đƣợc các khoản phải thu dẫn đến các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cao.

B3/ Quản lý hàng tồn kho chưa hợp lý

Đối với ngành thực phẩm thức ăn chăn nuôi thì hầu nhƣ nhu cầu của thị trƣờng sẽ không tăng đột biến, do đó các công ty trong lĩnh vực này thƣờng chỉ giữ một lƣợng hàng tồn kho vừa đủ, tuy nhiên trong năm 2015 lƣợng hàng tồn kho của công ty tăng nhiều so với năm 2013 và năm 2014 một phần do kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty chƣa ổn định, lƣợng khách hàng còn có nhiều thay đổi nên đôi khi hàng hóa đƣợc sản xuất ra nhƣng chƣa có kế hoạch xuất hàng hoặc chƣa tìm đƣợc khách hàng đầu ra, dẫn tới lƣợng hàng tồn kho lớn và vòng quay hàng tồn kho dài hơn.

Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối sản phẩm và bộ phận marketing của công ty mới đƣợc thành lập nên các hoạt động marketing và các hình thức xúc tiến bán hàng chƣa thực sự phát triển; từ đó mà hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty còn yếu, hàng tồn kho vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao.

b4/ Quản lý về chi phí chưa hiệu quả

Việc quản lý chi phí chƣa hiệu quả dẫn tới hệ số sinh lời chƣa cao, thậm chí các năm từ 2013 đến năm 2015 còn có sự sụt giảm. Bản chất của quản lý

chi phí không phải là cắt giảm chi phí mọi lúc mọi nơi, mà công ty phải có kế hoạch kin doanh thế nào để từ một đồng vốn bỏ ra, hệ số sinh lời là cao nhất và hiệu quả nhất.

b5/ Chưa đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản trị tài sản

Về tổng quan, trình độ học vấn tại Công ty chƣa đƣợc cao, trong đó đặc biệt trình độ nhân viên trong việc lập kế hoạch còn hạn chế dẫn đến việc sản lƣợng sản xuất đôi khi chƣa phù hợp với nhu cầu của khách hàng, hàng tồn kho tại nhiều thời điểm còn khá cao. Về nhân viên phân tích hiệu quả sử dụng tài sản còn chƣa chuyên nghiệp nên các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhƣ số vòng chu chuyển tài sản ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu chƣa thực sự hiệu quả.

Thêm vào đó, mô hình sản xuất kinh doanh phân tán, dẫn tới mô hình tổ chức quản lý tài chính của công ty vừa tập trung vừa phân tán, việc hƣớng dẫn triển khai các chế độ, nghiệp vụ tài chính gặp nhiều khó khăn.

Nhận thức của lãnh đạo công ty về công tác quản lý tài sản ngắn hạn chƣa tốt, từ đó làm cho công tác tổ chức quản lý mang tính khoa học chƣa cao, làm giảm hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn.

b6/ Chưa đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thông tin còn chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, còn nhiều thiết bị công nghệ thông tin nhƣ máy tính, máy in, máy photo còn lạc hậu, tốc độc chậm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dùng. Đặc biệt, đối với phòng kế toán cần có những thiết bị tin học hiện đại để cập nhật và quản lý một lƣợng số liệu, dữ liệu tài chính của cả doanh nghiệp thì cũng chƣa đƣợc quan tâm, thay đổi cho phù hợp với yêu cầu tác nghiệp của công việc.

* Đánh giá chung

Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn chậm, cụ thể năm 2013 kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn là 153 ngày/vòng thì năm 2015 đã tăng lên 180

ngày/vòng, việc này cho ta thấy một thực tế là tại Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam đã lãng phí một lƣợng tài sản ngắn hạn khá lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh; dù quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc mở rộng, doanh thu tăng nhƣng tổng doanh thu tiêu thụ tính trên một đồng tài sản lại giảm.

Qua phân tích một số bảng tài chính ta phần nào thấy đƣợc mặc dù tài sản ngắn hạn của công ty có tăng nhƣng việc sử dụng tài sản ngắn hạn còn có nhiều bất cập, chƣa thực sự hiệu quả, cần khắc phục, chấn chỉnh trong công tác quản trị tài sản ngắn hạn trong thời gian tới.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƢỠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu DoanBichNgoc (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w