Các tiêu chí đánh giá mang tính định tính phản ánh những tiêu chí đánh giá không lượng hoá được. Đánh giá cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí này phụ thuộc nhiều vào nhận định chủ quan
của người thực hiện, thường là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, như các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ nguyên tắc quản trị doanh nghiệp; tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình của đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp.
Khi đánh giá cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các tiêu chí định tính, đó là:
-Tính uy nghiêm của cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Nhà nước là CSH vốn nhà nước trong các DNNN. Khả năng thể hiện quyền lực và mức độ quyền uy đạt được khi Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đại diện CSH vốn nhà nước thể hiện ở tính uy nghiêm của cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp (thông qua các luật, nghị định, quyết định của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật về đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp). Nó thể hiện ra ở sự hưởng ứng tích cực, ở sự thừa hành triệt để của các tổ chức, cá nhân mà quyết định tác động đến, biểu hiện ở kết quả thực hiện quyết định đúng mục tiêu đặt ra.
-Mức độ tự giác chấp hành cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp từ phía cơ quan đại diện CSH vốn nhà nước, người đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN. Khi các tổ chức và cá nhân được giao đại diện CSH vốn nhà nước tự giác chấp hành cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp thông qua luật, nghị định, quyết định của Chính phủ, điều đó có nghĩa là cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp phát huy hiệu lực; chứng tỏ chất lượng của các quyết định đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp không chỉ có cơ sở khoa học, có tính hiện thực mà còn phù hợp với lợi ích giữa Nhà nước với lợi ích của DNNN, của các tổ chức và cá nhân được giao đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN.
-Những quy định được xây dựng dựa trên cơ sở kinh tế xã hội và pháp luật của Nhà nước để làm cơ sở đối chiếu, đánh giá cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Đó là hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để tính toán, xác định hiệu quả đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp một cách toàn diện, khách quan; sử dụng tiêu chí để xác định hiệu quả đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, là phương pháp tiếp cận một cách có
hệ thống, khách quan một tổ chức, cá nhân cụ thể được giao đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN, nhằm xác định hiệu quả hoạt động của DNNN.
- Một số tiêu chí định tính cơ bản khi đánh giá hiệu quả cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp: (1) Hiệu quả kinh tế xã hội mà cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mang lại. Những lợi ích mà nền kinh tế- xã hội thu được chính là sự đáp ứng của DNNN đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước… (2) Sự phù hợp của cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp với quyền hạn và trách nhiệm của đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp và hoạt động của DNNN. (3) Tác động của cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đến quyền hạn và trách nhiệm của đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp và hoạt động của DNNN.