Nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 155 - 158)

- Việc tổ chức nghiên cứu, thể chế hóa một số chủ trương của Đảng và Nhà nước còn chưa kịp thời Từ năm 2001, Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX đã xác định

4.3.4. nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

- Các Bộ tiếp tục thực hiện phương án sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại, cổ phần hóa, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đề án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho đến khi quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.

KẾT LUẬN

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã được Đảng ta xác định ngay từ những năm đầu đổi mới và để giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, phải phát huy vai trò của các DNNN. Chính vì vậy, cải cách DNNN, hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN là khâu quan trọng của quá trình cải cách, chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Việt Nam, trong đó việc cải cách, thay đổi cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp là vấn đề cơ bản, trọng yếu trong cải cách DNNN, hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN. Qua hơn 30 năm đổi mới, cải cách DNNN vẫn còn nguyên tính thời sự, và là một trong những ưu tiên của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và cải cách thể chế ở Việt Nam hiện nay. Cho đến nay khung khổ pháp lý về đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã được từng bước hoàn thiện nhằm tách dần chức năng CSH nhà nước với chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với DNNN; góp phần tổ chức quản lý đầu tư, kinh doanh có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, chế độ sở hữu và cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp chưa bảo đảm đầy đủ theo nguyên tắc hay tiêu chí của thể chế kinh tế thị trường, cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp chưa phù hợp. Do đó, nghiên cứu cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp vẫn đang là một vấn đề cấp thiết được Đảng và xã hội quan tâm.

Để góp phần nhỏ bé vào tiến trình cải cách nêu trên, sau khi nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam đã được nghiên cứu giải quyết một cách cơ bản trong quá trình nghiên cứu luận án này.

Những vấn đề lý luận về cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp được khái quát từ khái niệm về sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường, vốn nhà nước, đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, vai trò của DNNN trong nền kinh tế; về quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước và đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp..., luận án đã đưa ra khái niệm: Cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp là phương thức thực

hiện gián tiếp sở hữu nhà nước đối với các nguồn vốn mà nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thông qua tổng thể những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa nhà nước với tư cách là CSH và các chủ thể đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả sở hữu nhà nước và thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN, bảo đảm các DNNN hoạt động hiệu quả, góp phần thực hiện vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Qua nghiên cứu và đánh giá thực trạng cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam về tổ chức bộ máy và tình hình hoạt động của DNNN; chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà về đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp; bổ nhiệm, kiểm tra, giám sát, đánh giá đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, luận án đã đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, đó là: i) nhóm giải pháp chung (về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước; thiết lập mô hình cơ quan đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam; về thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện CSH vốn nhà nước) ii) nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy, con người; iii) nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật; iv) nhóm giải pháp về cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án khó tránh khỏi các khiếm khuyết, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w