Thứ nhất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Với mỗi loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp thì sẽ có các phương pháp đánh giá khác nhau.Đối với những doanh nghiệp sản xuất vật chất, thì kết quả thực hiện công việc có thể lượng hóa được, các chỉ tiêu có thể áo dụng cho nhiều bộ phận nên việc xây dựng cách thức đánh giá là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, đối với công việc có tính chất tự động hóa cao, chủ yếu sử dụng các dây chuyền công nghệ thì kết quả thực hiện công việc của người lao động lại phụ thuộc lớn vào hệ thống thiết bị, nên bất cứ những trục trặc nào từ máy móc, thiết bị có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất phi vật chất, thì kết quả thực hiện công việc không phải sản phẩm hữu hình, khó có thể lượng hóa được. Vì thế,
cách thực đánh giá trở nên phức tạp, cần phải đi sâu vào các đặc trưng riêng biệt nên không thể áp dụng chung cho các bộ phận khác nhau.
Thứ hai, quan điểm của nhà quản trị: Nhà quản trị là những người quyết định phân bổ nguồn lực cho công tác đánh giá thực hiện công việc, cũng là người ra những quyết định nhân lực quan trọng dựa vào kết quả của công tác đánh giá thực hiện công việc. Một khi nhà quản trị có sự quan tâm đến công tác đánh giá thực hiện công việc sẽ giúp cho công tác này được thực hiện hiệu quả hơn.
Thứ ba, phân tích công việc là phương pháp và quá trình miêu tả rõ chức danh, chủ yếu bao gồm hai mặt: một là thông tin về nội dung của công việc đang bàn, hai là yêu cầu của công việc đang bàn về năng lực của nhân viên. Phân tích công việc là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của một hệ thống đánh giá thực hiện công việc. Phân tích công việc nhằm giúp người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng đó; nhờ đó người lao động cũng hiểu được trách nhiệm của mình trong công việc tuy nhiên nếu việc phân tích công việc không chính xác sẽ dẫn đến việc giao việc cho nhân viên và đặt kỳ vọng vào việc thực hiện công việc của nhân viên không phù hợp dẫn đến đánh giá thực hiện công việc gặp khó khăn hoặc kết quả đánh giá thực hiện công việc không chính xác hoặc không được như mong muốn
Thứ tư, văn hoá doanh nghiệp là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp. Đối với những công ty có văn hoá làm việc năng động, dựa trên mục tiêu hiệu quả làm việc để làm cơ sở bố trí lao động, phát triển nhân viên, đào tạo và bổ nhiệm nhân viên thì hệ thống đánh giá thực hiện công việc sẽ là xương sống, là cơ sở quan trọng nhất trong các hoạt động quản trị nhân sự.
Ngược lại, với những doanh nghiệp lần đầu tiên đưa hệ thống đánh giá thực hiện công việc vào hoạt động quản trị nhân sự thì yếu tố tâm lý của nhân
viên khi được đánh giá và yếu tố tâm lý của người lãnh đạo khi đánh giá nhân viên của mình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đánh giá thực hiện công việc. Trong quá trình tự đánh giá bản thân, với việc lần đầu tiên được đánh giá hoạt động làm việc của mình rất có thể nhân viên đó sẽ cảm thấy không thoải mái vì cho rằng những hoạt động của mình đang bị giám sát còn nếu đã là tryền thống của doanh nghiệp thì nhân viên đó sẽ cảm thấy đó là hoạt động bình thường và việc đánh giá kết quả làm việc sẽ ko tác động đến tâm lý làm việc của người lao động trong doanh nghiệp đó.
Thứ năm,thái độ của người lao động lao động đối với đánh giá thực hiện công việc: Khi người lao động hiểu được mục đích và có cái nhìn đúng đắn về công tác đánh giá thực hiện công việc thì sẽ giúp cho quá trình đánh giá được dễ dàng hơn, kết quả đánh giá chính xác hơn. Ví dụ, Khi người lao động hiểu sai về mục đích công tác đánh giá dẫn đến tâm lý không muốn người khác đánh giá công việc mình đang làm. Điều này có thể làm cho người lao động thực hiện công việc theo kiểu chống đối, khi có mặt người đánh giá sẽ làm tốt còn khi người đánh giá không giám sát công việc trực tiếp có thể người đó sẽ làm qua quýt cho xong, do đó hiệu quả làm việc sẽ không cao. Do đó khi xây dựng hệ thống đánh giá, phòng quản trị nhân sự phải phổ biến và cho người lao động thấy rằng việc đánh giá hiệu quả làm việc sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho người lao động như làm cho họ được tôn trọng hơn với kết quả làm việc tốt, đánh giá đúng hơn năng lực làm việc của họ.
Thứ sáu, năng lực, thái độ của người đánh giá: Năng lực của người đánh giá ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu cũng như các phương pháp đánh giá đảm bảo phù hợp với mục tiêu và môi trường của tổ chức doanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng đánh giá cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, người đánh giá cần được huấn luyện về các kỹ năng và phương pháp đánh giá chuyên nghiệp. Ngoài ra, thái độ của người đánh giá cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đánh giá thực hiện công việc. Nếu người