a) Môi trường vĩ mô:
- Môi trường chính trị, pháp luật: Sự thay đổi thể chế, sự bất ổn chính
trị… có thể đe dọa đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Ngoài luật pháp trong nước, các doanh nghiệp còn phải tuân theo luật pháp của khu vực. Các công ty hoạt động tại nwocs ngoài cần phải am hiểu pháp luật của quốc gia sở tại, điều này là rất khó khăn.
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế từng thời kỳ không chỉ có ý
nghĩa đối với các doanh nghiệp mà còn có nghĩa với cả các ngân hàng cho vay. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng gồm: tính chu kỳ của nền kinh tế; các biến số kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá… các ch nh sách của chính phủ như tiền lương, các hướng ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế,…
- Môi trường văn hóa- xã hội: Những giá trị văn hóa và xã hội đặc
trưng mỗi quốc gia, mỗi vùng miền ảnh hưởng tới đặc điểm của người tiêu dùng và quyết định đến đầu ra của các doanh nghiệp. Đặc điểm giá trị văn hóa xã hội của các nhóm khách hàng khác nhau như tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, thu nhập trung bình, tâm lý… tác động đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, qua đó tác động đến sự thành công hay thất bại của khách hàng vay vốn.
- Môi trường công nghệ: Công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp và to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ứng dụng và nắm bắt được xu hướng phát triển của công nghệ là yếu tố then chốt để tồn tại và phát triển.
b) Môi trường vi mô:
Môi trường vi mô tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro như sau:
- Từ phía nhà cung cấp: Như không giao hàng, giao hàng chậm, giao
hàng kém chất lượng, không thực hiện bảo hành, bảo trì như thỏa thuận ,không cung cấp hàng phụ tùng thay thế.
- Từ phía khách hàng mua: Hủy đơn đặt hàng trong khi hàng hóa đã
được sản xuất, nhận hàng nhưng không thanh toán, thanh toán chậm… - Từ phía tài sản đảm bảo:
+ Tài sản đảm bảo khó định giá do ngân hàng thiếu thông tin, kỹ thuật thẩm định.
+ Tài sản đảm bảo có tính khả mại thấp, đặc biệt với tài sản chuyên dụng, đặc chủng.
+ Giá trị TSĐB biến động theo chiều hướng bất lợi hoặc thay đổi hiện trạng.
+ Phát sinh tranh chấp về pháp lý, dẫn tới khó khăn trong việc xử lý tài sản.