Bảo đảm tiền vay là một công cụ quan trọng trong quản lý tiền vay của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ thứ hai. Vì l do nào đó kiến khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng thì người đi vay sẽ vi phạm hợp đồng. Để đảm bảo việc thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, trên cơ sở hợp đồng bảo đảm tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Thứ hai bảo đảm tiền vay sẽ tạo động lực và áp lực trả nợ cho người đi vay. hi đã thế chấp hoặc cầm cố tài sản tại ngân hàng thì khách hàng sẽ có trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả nợ vay.Tài sản đảm bảo cần đủ các điều kiện về t nh pháp l như không có tranh chấp, được phép giao dịch, thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo lãnh. Thức hai TSDB phải có tính thanh khoản.
Về nguyên tắc thì giá trị tài sản đảm bảo có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên xét theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ gốc và lãi, thì giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ trả nợ. Giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn còn có nghĩa thúc dục người vay trả nợ. Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được đảm bảo thì người đi vay dễ có động cơ không trả được nợ.
Hiện nay tại Agribank Tiên Lãng áp dụng 4 hình thức bảo đảm tín dụng là: - Thế chấp tài sản
- Cầm cố tài sản
- Bảo lãnh bằng tài sản bên thứ 3
- Tín chấp bởi tổ chức chính trị – xã hội
Bảng 2.10. Quy định về tỷ lệ cho vay trên giá trị thế chấp
STT Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ tín dụng / giá trị TSĐB
1 Tiền mặt ký quỹ tiền gửi tại ngân hàng, 100% chứng chỉ tiền gửi, số dư trên tài khoản tiết
kiệm,giấy tờ có giá khác do ngân hàng phát hành
2 Các tài sản là bất động sản 70%
3 Hàng hóa( thành phẩm, vật tư, máy móc thiết 60% bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất)
và các tài sản khác là bất động sản
4 Tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, 50% dây chuyền sản xuất( vận hành trong thời
hạn nhận bảo đảm), cá phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động SXKD đã qua sử dụng