7. Nội dung chi tiết
1.4.1. Xác định các đối tượng khảo sát đánh giá theo 4 cấp độ
Đối tượng 4 cấp độ đánh giá
Cấp độ 1 – Đánh giá sự phản hồi của người học
Ở cấp độ này cần xác định độ hài lòng của học viên sau khi được đào tạo. Sau khi được doanh nghiệp đào tạo học viên được đào tạo có thực sự hài lòng đối với khóa đào tạo. Sự hài lòng của học viên là mức độ tích cực của cảm xúc hoặc thái độ mà các cá nhân có đối với chương trình đào tạo. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của học viên như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy... Chính vì vậy đối tượng khảo sát của cấp độ 1 là những lao động vừa kết thúc hoạt động đào tạo.
Cập độ 2 – Đánh giá về nhận thức của người học
Đánh giá này đo lường những gì học viên của mình đã học được. Kiến thức của họ đã tăng lên như thế nào sau khi đào tạo? Vì vậy đối tượng khảo sát đánh giá này vừa có thể là giảng viên và có thể là người lao động sau đào tạo.
Sau khi kết thúc khóa đào tạo giảng viên cần đưa ra đánh giá về học viên sau khi được đào tạo. Tùy theo các tiêu chí bạn muốn đánh giá là lượng kiến thức, các kỹ năng hay thái độ? Giảng viên có thể thông qua các bài kiểm tra, phỏng vấn trình độ đầu khóa đào tạo, trong quá trình đào tạo, cuối chương trình đào tạo. Từ đó giảng viên có thể đo lường được mức độ cải thiện về kỹ năng mà học viên nhận được.
Ngoài giảng viên người lao động cũng có thể nhận thức được xem mức độ tiếp thu của mình đối với khóa học. Người lao động cũng có thể tự đánh giá xem khóa học mình đã tiếp thu được gì thông qua bảng hỏi và phỏng vấn.
Cấp độ 3 - ứng dụng:
Sau khi được đào tạo một khoảng thời gian nhất định thường khoảng một vài tháng sau khi đào tạo thì doanh nghiệp cần đánh giá lại một lần nữa xem hoạt động đào tạo. Người lao động sau khi được đào tạo quay lại làm việc có áp dụng được những kiến thức được đào tạo, có giúp ích được gì trong công việc hay không ... Đối tượng khảo sát của mô hình này là nhà quản trị và người lao động đã được đào tạo một khoảng thời gian nhất định.
Nhà quản lý có thể thông qua quan sát quá trình làm việc của người lao động để đánh giá hiệu quả đào tạo có thay đổi được hành vi của người lao động hay không. Để đánh giá được hiệu quả đào tạo đạt được.
Sau một khoảng thời gian nhất định công ty có thể thông qua phiếu khảo sát, phỏng vấn người lao động đánh giá sau khi được đào tạo một khoảng thời gian thì người lao động có áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tế hay không.
Cấp độ 4 – kết quả
Cấp độ này đo lường những tác động của người lao động sau đào tạo đem lại cho doanh nghiệp. Thông qua những chỉ số về hoạt động của doanh nghiệp có thể phân tích xem hoạt động đào tạo liệu có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Ở cấp độ này đối tượng khảo sát khá rộng bao gồm người lao động, khách hàng, người quản lý, số liệu thứ cấp... Chủ doanh nghiệp có thể từ những số liệu của doanh nghiệp như doanh thu, sự phàn nàn nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm... từ đó đánh giá hoạt động đào tạo của doanh nghiệp có hiệu quả. Từ đó định hướng tốt hơn cho hoạt động đào tạo những năm tới.