CÁCH TIẾP CẬN:

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 73 - 75)

3. Ý nghĩa khoa học

2.5. CÁCH TIẾP CẬN:

Nghiên cứu “năng lực chống chịu” đối với quá trình phục hồi sinh kế và đời sống của hộ sau những thảm họa/sốc/sự cố bất lợi về môi trường đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Trong 3 đến 5 năm qua đã chứng kiến sự tiến bộ nhanh chóng trong sự hiểu biết về khả năng phục hồi (của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng) được hổ trợ bởi những tài liệu cơ bản và lâu đời từ nghiên cứu tổng quan của Rankenberger and Nelson (2013)[170] và C.Béné và cs. (2016)[53]. Dựa vào những tài liệu này, chúng tôi phát triển một khung phân tích để làm rõ các loại thông tin cần thiết cho việc đánh giá “năng lực chống chịu” với khả năng hồi phục sinh kế và đời sống của hộ KTTS ven biển sau sự cố môi trường biển Formosa năm 2016 (sơ đồ 2.2). Trong khung phân tích này bao gồm 5 thành phần chính: (1) Sự cố môi trường biển Formosa; (2) Đặc điểm sinh kế và thiệt hại của hộ KTTS; (3) Ứng phó của hộ; (4) Phân tích các chính sách hổ trợ (5) Đánh giá kết quả ứng phó và (6) Kết quả chống chịu: phục hồi sinh kế và đời sống.

Thông tin sẽ được thu thập ở cấp hộ và cộng đồng theo tính chất, mức độ và đặc điểm (tần suất, thời gian, ngày xuất hiện) của sự cố môi trường biển. Đây là các thay đổi về tài nguyên môi trường và điều kiện kinh tế xã hội gây nhiều thiệt hại và tổn thương cho cộng đồng. Các thay đổi này có thể xảy ra một cách bất thường (nhanh, đột xuất).

Các sự kiện, thay đổi gây sốc có ảnh hưởng và gây tổn thất lớn cho cộng đồng, nên cộng đồng thực hiện các ứng phó, ví dụ như đa dạng hóa hoạt động sinh kế hoặc tổ chức cộng đồng để tăng cường hoạt động tập thể,...

Thay đổi hay Yếu tố gây sốc có thể liên quan đến nhiều khía cạnh hay lỉnh vực khác nhau, ví dụ như suy thoái tài nguyên thủy sản (thất thường hoặc từ từ), thiên tai (nhanh, bất thường), thay đổi quy định của chính phủ (thời điểm có hiệu lực), và các yếu tố thị trường, giá cả…. Các thay đổi yếu tố gây sốc đối với cộng đồng KTTS ven biển là gì? Xảy ra khi nào? Chúng gây thiệt hại và tổn thất thế nào đối với cộng đồng? Phương thức ứng phó của cộng đồng là gì?

Phân tích đặc điểm và đời sống của hộ bao gồm số khẩu, lao động và nguồn tài nguyên của hộ (trình độ học vấn, tuổi tác và giới tính của chủ hộ, vv), và tình trạng kinh tế xã hội (tiềm lực về kinh tế, số lượng nguồn thu và tính chất của các hoạt động tạo thu nhập, vv). Thực trạng cuộc sống phản ảnh mục tiêu và kết quả hoạt động của cá nhân, hộ và cộng đồng. Con người luôn có mục tiêu và hoạt động để có một cuộc sống tốt. Như thế nào là một cuộc sống tốt? lại tùy thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh cụ thể và tùy thuộc vào cái tôi của mỗi người và từng nhóm người.

Các nhóm chiến lược sinh kế khác nhau có quan điểm và ý kiến khác nhau về đời sống của hộ cũng khác nhau. Như vậy, mục tiêu cải thiện cuộc sống cho mỗi nhóm có thể khác nhau? Để đánh giá đời sống cộng đồng KTTS ven biển, nghiên cứu sẻ tiến hành thu thập ý kiến của các nhóm khác nhau (nhóm sinh kế) về thực trạng đời sống trong cộng đồng rồi từ đó tìm hiểu xem họ dựa vào yếu tố nào để đưa ra các ý kiến của mình.

Trước những yếu tố gây sốc, tuỳ vào năng lực của hộ (tiềm lực tài chính, số lao động, ...) hộ sẽ có những lựa chọn để chống lại những tác động từ các yếu tố gây sốc. Tuy nhiên, đối với các quốc gia nghèo và đang phát triển, đời sống của người dân còn thấp, năng lực chống chịu với những yếu tố gây sốc còn thấp. Để người dân có khả năng chống chọi lại với những thay đổi từ môi trường (sốc), chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương có vị trí quan trọng trong việc hạn chế tác động bất lợi từ thay đổi môi trường.

Sự kết hợp của nhiều yếu tố sẽ giúp cho hộ có khả năng ứng phó và phục hồi sinh kế tốt hơn với những yếu tố thay đổi (sốc). Như đề cập ở trên, đời sống của hộ là kết quả của hoạt động sinh kế và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Hoạt động sinh kế, mà tiêu biểu là hoạt động KTTS ven biển và các hoạt động tạo thu nhập khác, cung cấp các nguồn thu nhập cho cá nhân, hộ gia đình và cả cộng đồng. Tìm hiểu các hoạt động sinh kế (Hoạt động gì? Ai tham gia?) củng như quá trình đa dạng hóa và thay đổi là nội dung trọng tâm giúp hiểu và đánh giá thực trạng đời sống cộng đồng.

Nghiên cứu này xem “năng lực chống chịu” xã hội là khả năng hấp phụ/chịu đựng và khả năng thực hiện các giải pháp ứng phó (đối phó, thích ứng và chuyển đổi) của hộ để làm giảm thiệt hại từ sự cố và đẩy nhanh quá trình phục hồi về các hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng, phục hồi về thu nhập của hộ và phục hồi đời sống của hộ thông qua các hạng mức chi tiêu của hộ.

Một hộ gia đình thường thực hiện nhiều giải pháp ứng phó, trong đó các giải pháp về hoạt động sinh kế và đa dạng sinh kế là một trong những giải pháp để tăng cường quá trình phục hồi về thu nhập. Quá trình lựa chọn và áp dụng một hoạt động mới (hoạt động gì? Hình thành từ khi nào?...) nhưng không thay thế hoạt động hiện có được coi là quá trình đa dạng hóa sinh kế. Các hộ trong cộng đồng KTTS biển có quá trình đa dạng hóa hoạt động sinh kế như thế nào?

Quá trình đa dạng hóa sinh kế cũng có thể dẫẫn đến việc thay thế, loại bỏ một hoạt động sinh kế nào đó (hoạt động gì? Từ bỏ từ khi nào?... ). Đây được coi là một thay đổi sinh kế. Hoạt động sinh kế của cộng đồng KTTS biển có thay đổi như thế nào?

Đa dạng hóa sinh kế hay thay đổi hoạt động sinh kế được coi là là một trong những phương thức ứng phó (responses) của cộng đồng đối với thay đổi điều kiện tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội gây nhiều thiệt hại và tổn thương (vulnerability). Các thay đổi gây nhiều thiệt hại và tổn thương gọi là “shock” hay yếu tố, sự kiện gây shock. Các thay đổi đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh kế, và như vậy ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng.

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w