3. Ý nghĩa khoa học
3.4.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng của sự cố của hộ KTTS ven biển
Sự cố môi trường xảy ra đã gây ra những thiệt hại về kinh tế của hộ. Các hoạt động KTTS của hộ bị ngưng trệ, các hoạt động sinh kế khác có phụ thuộc vào tài nguyên thủy sản và tài nguyên ven biển đều bị thiệt hại. Để đánh giá mức độ thiệt hại
của hộ, nghiên cứu tiến hành phân nhóm hộ theo các hoạt động sinh kế quan trọng của hộ ngoài hoạt động KTTS là hoạt động chính. Thông tin thiệt hại kinh tế của hộ được thu thập thông qua phỏng vấn hộ. Thông tin thu thập được mã hóa, xử lý và tổng hợp bằng bảng biểu thể hiện mức độ thiệt hại kinh tế của các nhóm hộ. Phân tích ANOVA để xem xét sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thiệt hại giữa các nhóm hộ.
Để đánh giá mức độ tác động của sự cố đến hộ có nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể đánh giá tác động của sự cố thông qua nhận thức của người dân, đánh giá ở khía cạnh thiệt hại về kinh tế của hộ. Trong nghiên cứu này, để đánh giá mức độ thiệt hại của hộ một số chỉ tiêu nghiên cứu đã được lựa chọn. Cụ thể: (1) Thiệt hại trước sự cố của hộ, (2) Thiệt hại từ KTTS của hộ, (3) thiệt hại từ HĐSK khác và (4) Tổng thiệt hại của hộ. Những chỉ tiêu này được thu thập thông qua kết quả phỏng vấn hộ KTTS chịu ảnh hưởng từ sự cố Formosa, tổng hợp thiệt hại về kinh kể của hộ (bằng tiền).
Chỉ tiêu “thiệt hại trước sự cố”, được hiểu là những chi phí của hộ đầu tư để chuẩn bị cho hoạt động KTTS trước sự cố, sản phẩm đã đánh bắt nhưng không tiêu thụ được khi sự cố môi trường xảy ra và các sản phẩm được mua vào phục vụ cho các hoạt động khác như chế biến, kinh doanh dịch vụ,…
Chỉ tiêu “thiệt hại từ KTTS” là thiệt hại do hộ không khai thác trong thời gian ngừng khai thác và thu nhập của hộ bị mất đi do giảm thời lượng/quy mô khai thác so với hoạt động khai thác bình thường của hộ (phục hồi một phần).
Chỉ tiêu “thiệt hại từ HĐSK khác”, được hiểu là thu nhập mất đi của hộ do các hoạt động sinh kế khác có liên quan đến tác động của sự cố như chế biến thủy sản, dịch vụ ngành nghề thủy sản, …).
Tổng thiệt hại của hộ là tổng hợp từ các thiệt hại riêng lẽ như đã trình bày ở trên, chỉ tính trong khoảng thời gian ngừng và giảm khai thác của hộ cho đến khoảng thời gian 30 tháng tính từ khi sự cố xảy ra.
Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng thời gian ngừng khai thác và khoảng thời gian giảm khai thác đã khiến nhóm cộng đồng gặp nhiều khó khăn và thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế khi sinh kế chính của họ đều dựa vào nguồn thu từ tài nguyên thủy sản. Qua hai giai đoạn ngừng và giảm khai thác thì kinh tế hộ KTTS ven biển phải chịu sự mất chi phí và sản phẩm thủy sản bị nhiễm độc, kéo theo là các nhóm ngành nghề khác có liên quan đến sản phẩm thủy sản. Mức độ thiệt hại của các nhóm hộ khác nhau, thiệt hại cụ thể được phân chia theo nhóm ngành nghề kinh tế và được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Thiệt hại kinh tế của hộ KTTS ven biển do ảnh hưởng của sự cố
ĐVT: triệu đồng/hộ
Chỉ tiêu Trung bình KT-NTTS KT-DVTS KT-NN-NN
Thiệt hại trước 7,9 ± 14,4 10,5a ± 12,6 9,3a ± 14,5 4,7b ± 14,9 sự cố Thiệt hại từ 260,8 ± 168,5 266,1 ± 213,5 257,8 ± 135,9 260,2 ± 166,0 KTTS Thiệt hại từ 6,0 ± 7,4 7,8a ± 9,7 7,8a ± 7,1 3,0b ± 4,5 HĐSK khác Tổng thiệt hại 274,7 ± 170,0 284,4 ± 213,2 274,9 ± 141,7 267,9 ± 165,3 Ghi chú:
- Thiệt hại trước sự cố: được hiểu là thiệt hại (bằng tiền) do mất chi phí sản xuất và sản phẩm thủy sản bị nhiễm độc không tiêu thụ được (triệu đồng/hộ).
- Thiệt hại từ KTTS: được hiểu là thiệt hại (bằng tiền) do mất thu nhập do thời gian ngừng khai thác hoàn toàn và thời gian hoạt động khai thác phục hồi một phần (triệu đồng/hộ).
- Thiệt hại từ HĐSK khác: được hiểu là thiệt hại (bằng tiền) do mất thu nhập do ngừng và phục hồi một phần của các HĐSK khác của hộ (triệu đồng/hộ).
- Tổng thiệt hại (của hộ) = thiệt hại trước sự cố + thiệt hại từ KTTS + thiệt hại từ HĐSK khác (triệu đồng/hộ).
- a, b chỉ sự khác biệt về giá trị trung bình giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.
Nguồn: Số liệu điều tra, 2018
Kết quả điều tra cho thấy, thiệt hại của hộ KTTS ven biển do ảnh hưởng của sự cố còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất do thời gian ngừng khai thác và giảm khai thác, thứ hai nó còn phụ thuộc vào nhóm ngành nghề sinh kế của hộ mà có các mức thiệt hại khác nhau. Bình quân chung thì tổng thiệt hại về kinh tế của hộ phải chịu trong khoảng thời gian bị sự cố là 274,7 (± 170,0) triệu/hộ, trong đó mức thiệt hại do ngừng và giảm KTTS là cao nhất và là nguyên nhân chính khiến nguồn thu của hộ bị mất đi chiếm 260,8 (± 168,5) triệu đồng/hộ. Ngoài ra hộ còn chịu thiệt hại khác do ngừng và giảm các hoạt động sinh kế khác làm hộ mất thu nhập từ 6,0 (±7,4) triệu/hộ.
Xét về khía cạnh thiệt hại trước sự cố, bình quân hộ KTTS chịu thiệt hại 7,9 ± 14,4 triệu/hộ, chiếm tỷ lệ thiệt hại không đáng kể (2,9%) so với tổng thiệt hại của hộ.
Trong đó, nhóm hộ KT-NTTS chịu thiệt hại nhiều nhất 10,5 ± 12,6 triệu/hộ, thiệt hại thấp nhất là nhóm hộ KT-NN-NN (4,7 ± 14,9 triệu/hộ). Tuy nhiên, mức độ biến động của thiệt hại về chỉ tiêu này rất khác nhau giữa các hộ trong cùng một nhóm. Điều này thể hiện, năng lực sinh kế của các hộ trong cùng một nhóm rất khác nhau. Mức độ thiệt hại này phản ánh một phần chiến lược sinh kế của hộ trong tiếp cận với nguồn tài nguyên để đảm bảo ổn định thu nhập và đời sống của họ. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thiệt hại trước sự cố giữa các nhóm hộ.
Xét về khía cạnh thiệt hại từ KTTS ven biển của hộ, nghiên cứu cho thấy đối với hộ KTTS thiệt hại từ hoạt động này chiếm tỷ lệ lớn nhất (72,3%) so với tổng thiệt hại của hộ. Trong đó, nhóm hộ chịu thiệt hại nhiều nhất là nhóm KT-NTTS (266,1 triệu đồng/hộ), nhóm chịu thiệt hại ít nhất là nhóm KT-DVTS (257,8 triệu đồng/hộ). Kết quả này cũng phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ, nhóm hộ phụ thuộc chính vào KTTS và NTTS chịu thiệt hại nhiều hơn các nhóm hộ còn lại. Kết quả phân tích ANOVA không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vẻ thiệt hại từ KTTS giữa các nhóm hộ.
Xét về khía cạnh thiệt hại từ HĐSK khác, bình quân 6 triệu đồng /hộ, chiếm tỷ lệ rất ít so với tổng thiệt hại của hộ (chiếm 2,2%). Trong đó nhóm KT-NTTS và nhóm KT-DVTS thiệt hại tương đương nhau (7,8 triệu đồng/hộ), riêng nhóm hộ KT-NN-NN thiệt hại ít nhất (3 triệu đồng/hộ). Do nhóm hộ này các thu nhập khác từ nông nghiệp và nghề nghiệp nông thôn ít chịu thiệt hại từ sự cố. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về thiệt hại từ HĐSK khác giữa các nhóm hộ.
Trong các nhóm ngành thì nhóm ngành bị thiệt hại do ngừng và giảm KTTS của hộ thuộc nhóm KT-NTTS chiếm lên đến 266,1 (± 213,5) triệu/hộ, cao hơn nhóm KT- NN-NN. Một phần của thiệt hại này là do các hoạt động sinh kế trên có mối quan hệ phụ thuộc và gắn với các sản phẩm của KT và các hoạt động liên quan đến toàn ngành thủy sản. Tổng thiệt hại lớn nhất là nhóm KT-NTTS, tổng thiệt hại ít nhất vẫn là nhóm KT-NN-NN.
Như vậy, tổng thiệt hại của hộ KTTS tương đối lớn (274,7 triệu đồng/hộ). Thiệt hại của hộ KTTS chịu ảnh hưởng của sự cố chủ yếu đến từ thiệt hại từ hoạt động KTTS của hộ. Thiệt hại của hộ ở mức cao như trên là do hậu quả tác động của sự cố, nó tác động đến ngành KTTS và các hoạt động sinh kế liên quan khác của nhóm hộ khảo sát. Tổng thiệt hại cũng có sự chênh lệch nhau giữa các nhóm hộ, nhóm KT- NTTS có thiệt hại lớn nhất (284,4 triệu/hộ), kế tiếp là nhóm KT-DVTS (274,9 triệu/hộ), thiệt hại thấp nhất là nhóm hộ KT-NN-NN (267,9 triệu/hộ). Sự chệnh lệch này cho thấy, thiệt hại của hộ có liên quan nhiều đến thời gian chịu ảnh hưởng của các nhóm hộ. Nhóm hộ KT-NTTS có tổng thời gian ảnh hưởng lớn nhất (24,6 tháng) và
nhóm KT-DVTS có thời gian ảnh hưởng thấp nhất (22 tháng). Vì vậy, thiệt hại của nhóm hộ KT-NTTS cũng lớn hơn các nhóm hộ khác. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về thiệt hại trước sự cố và thiệt hại từ HĐSK khác giữa các nhóm. Kết quả này gợi ý hộ có mức độ thiệt hại thấp hơn thì có năng lực chống chịu tốt hơn những nhóm hộ có mức thiệt hại cao từ hai nguồn thiệt hại trước sự cố và thiệt hại từ các HĐSK khác của hộ.