Thời gian chịu ảnh hưởng của sự cố

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 103 - 106)

3. Ý nghĩa khoa học

3.4.1. Thời gian chịu ảnh hưởng của sự cố

Tháng 4 năm 2016, sự cố môi trường biển diễn ra đã tác động đến đời sống cũng như sinh kế của người dân trên 4 tỉnh miền Trung, Việt Nam, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong bốn tỉnh chịu ảnh hưởng trưc tiếp từ sự cố. Nghiên cứu về thời gian chịu ảnh hưởng sẽ phản ánh đến mức độ nghiêm trọng của sự cố đến hoạt động KTTS của hộ cũng như những hậu quả mà sự cố gây ra cho hộ KTTS chịu ảnh hưởng. Thông qua thời gian chịu ảnh hưởng của hộ để nắm bắt mức độ thiệt hại của cộng đồng KTTS và tác động của nó đến sinh kế và đời sống của ngư dân chịu thiệt hại.

Nghiên cứu về thời gian chịu ảnh hưởng từ sự cố Formosa của hộ KTTS được dựa vào 3 chỉ tiêu: (1) Thời gian ngừng khai thác hoàn toàn (thời gian ảnh hưởng của sự cố được xác định theo thời gian hộ ngừng khai khác, không tham gia khai thác thủy sản, thời gian này được xác định sau khi sự cố xảy ra đến khi hộ bắt đầu khai thác trở lại); (2) Thời gian giảm khai thác của hộ (được tính từ khi hộ thực hiện khai thác trở lại đến khi hộ cho rằng hoạt động KTTS của hộ đã phục hồi hoàn toàn hoặc trong vòng 30 tháng sau sự cố); (3) Tổng thời gian ảnh hưởng là tổng thời gian ngừng và giảm khai thác của hộ.

Hộp 1: Tác động của sự cố đến thời gian ngừng khai thác thủy sản ven biển

“Trong những ngày đầu xảy ra sự cố, tuy chưa có cơ quan của chính phủ hay

chính quyền địa phương nào đưa ra nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên do cá chết hàng loạt nên sản lượng cá giảm hẳn, bên cạnh đó tâm lý người tiêu dùng không lựa chọn hải sản làm nguồn thực phẩm cho gia đình. Đó là lý do ngư dân phải ngừng hoạt động khai thác trong giai đoan đầu sự cố xảy ra và sau này là giảm cường độ khai thác”

Ngay sau khi sự cố xảy ra hầu hết các hộ ngừng hoàn toàn hoạt động KTTS. Trong những ngày đầu xảy ra sự cố, tuy chưa có cơ quan của chính phủ nào phát biểu nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng của người dân ở 4 tỉnh đã thay đổi, họ không lựa chọn hải sản làm nguồn thực phẩm của gia đình. Mặt khác, sản lượng cá và các loài thủy sản ven biển suy giảm nhanh chóng, người KTTS ven biển khai thác cũng không có sản lượng. Việc khai thác không có sản lượng, cùng với việc không có người tiêu dùng đã đẩy nhóm ngư dân KTTS phải đưa ra quyết định ngừng hoàn toàn các hoạt động KTTS trong giai đoạn đầu của sự cố.

Thời gian chịu ảnh hưởng của hộ khác nhau sẽ rất khác nhau và phụ thuộc nhiều vào các hoạt động tạo thu nhập riêng lẽ của hộ. Những hoạt động tạo thu nhập chính có liên quan đến tài nguyên thủy sản và mặt nước ven biển sẽ chịu ảnh hưởng mạnh hơn các hoạt động thu nhập khác. Sự cố tác động khiến các hoạt động ngành nghề sinh kế của người dân bị ảnh hưởng, mức độ và thời gian tác động đến các loại hình ngành nghề là không giống nhau.

Để xác định thời gian chịu ảnh hưởng, cũng như mức độ tác động đến một nhóm cộng đồng cụ thể, nghiên cứu tiến hành phân chia cộng đồng khảo sát thành các nhóm theo các loại hình sinh kế: (1) Nhóm KT-NTTS: nhóm có hoạt động chính là khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản; (2) KT-DVTS: nhóm có hoạt động chính là khai thác thủy sản và dịch vụ thủy sản (chế biến, buôn bán thủy sản, dịch vụ ven biển,…); (3) KT-NN-NN: nhóm có hoạt động chính là khai thác thủy sản, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,…) và nghề nghiệp (làm nghề, làm thợ, làm thuê,…). Kết quả nghiên cứu về thời gian chịu ảnh hưởng của hộ được tổng hợp ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Thời gian ảnh hưởng của sự cố đến hộ KTTS ven biển (tháng)

Nhóm hộ Trung bình KT-NTTS KT-DVTS KT-NN-NN

Chỉ tiêu n= 210 n= 53 n= 79 n= 78

Thời gian ngừng khai thác

hoàn toàn 8,5 ± 3,7 8,3 ± 3,6 8,9 ± 3,1 8,2 ± 4,2

Thời gian phục hồi khai

thác một phần 15,1 ± 7,6 16,3 ± 7,8 13,1 ± 5,4 16,3 ± 8,9 Tổng thời gian ảnh hưởng 23,6 ± 6,2 24,6 ± 5,7 22,0 ± 4,7 24,4 ± 7,4

Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018

Kết quả điều tra cho thấy, thời gian ảnh hưởng bình quân chung của khu vực khi bị sự cố môi trường biển tác động từ 23,6 tháng đến 29,8 tháng, thời gian giảm khai thác là 15,1 tháng. Thời gian ngừng khai thác dao động từ 8,5 tháng đến 12,2 tháng

nhưng lại mang thiệt hại lớn đối với người dân vì họ buộc phải ngừng toàn bộ các hoạt động khai thác cũng như các ngành nghề liên quan đến thủy sản, số tháng còn lại là thời gian có tần suất khai thác giảm.

Trong thực tiễn của hoạt động KTTS ven biển, ngư dân hầu như thực hiện hoạt động KTTS ở các ngày trong năm, chỉ trừ những ngày thời tiết bất lợi (lụt, bão,…). Như vậy với thời gian ngừng khai thác hoàn toàn trung bình 8,5 tháng, thời gian ngừng này là tương đối dài đối với vấn đề mưu sinh của hộ, không khai thác thủy sản đồng nghĩa là không có thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày của hộ. Thời gian ngừng khai thác phụ thuộc vào các nguồn lực sinh kế của hộ và khả năng ứng phó trước tác động của sự cố môi trường này.

Đối với nhóm hộ KT-NTTS, nhóm này có hoạt động thu nhập chính là KTTS và NTTS, cũng có những nguồn thu nhập khác nhưng không đáng kể. Theo nhận định, nhóm này chịu ảnh hưởng mạnh nhất khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra. Đối với nhóm hộ KT-DVTS, nhóm này có hoạt động thu nhập chính là KTTS và các hoạt động về dịch vụ thủy sản như chế biến, buôn bán thủy sản, dịch vụ du lich ven biển,... Theo nhận định, nhóm này cũng là nhóm chịu thiệt hại mạnh. Đối với nhóm KT-NN- NT, nhóm này có các hoạt động tạo thu nhập chính ít chịu tác động nhất từ sự cố môi trường. Kết quả điều tra cho thấy, nhận định trong nghiên cứu phù hợp với thực tiễn của ngư dân trong vùng nghiên cứu. Nhóm hoạt động sinh kế có liên quan đến nguồn lợi thủy sản thì thời gian ngừng và giảm khai thác sẽ khác nhau. Cụ thể nhóm ngừng khai thác lâu nhất là nhóm hoạt động KT-DVTS với 8,9 (± 3,1) tháng, ngắn nhất là nhóm KT-NN-NN với số tháng là 8,2 (± 4,2) tháng. Nhóm ngừng khai thác ngắn nhất các hoạt động sinh kế đa dạng hơn, nhóm chủ yếu khai thác ven biển (đầm phá, khai thác ven bờ biển (ví dụ: khai thác thủy sản thân mềm như ngêu, sò,…) họ có xu hướng quay trở lại khai thác sớm hơn để cải thiện thu nhập hàng ngày của hộ. Trong khi đó nhóm KT- NTTS và nhóm KT-DVTS có thời gian ngừng khai thác tương đương nhau. Nhóm hộ KT-NTTS khai thác trở lại sớm hơn nhóm KT-DVTS, đây là nhóm có thu nhập chính dựa vào nghề KTTS, nên nếu thời gian dừng hoàn toàn quá dài thì sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. So sánh tổng thời gian ảnh hưởng thì nhóm hộ chuyên KTTS có thời gian bị ảnh hưởng lớn (29 tháng). Đối với nhóm chuyên KTTS, việc đi khai thác sớm trong bối cảnh sản lượng thủy sản chưa phục hồi cũng là một lựa chọn để bổ sung thu nhập, mặc dù khai thác trong thời điểm này không mang lại thu nhập cao nhưng có ý nghĩa nhất định trong ổn định đời sống của ngư hộ.

Thời gian giảm khai thác được hiểu là ngư dân vẫn khai thác thủy sản, tuy nhiên cường độ khai thác, tần suất khai thác ít hơn so với trước khi xảy ra sự cố. Thời gian giảm khai thác của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhưng không nhiều khoảng 3 tháng giữa các nhóm hộ. Trong đó nhóm hộ KT-DVTS có thời gian khai thác giảm thấp nhất (13,1 tháng). Việc thời gian giảm khai thác của nhóm này ít hơn vì các hoạt động khai

thác của hộ ít nhiều có phục vụ cho các hoạt động dịch vụ thủy sản. Họ chủ động hơn trong nguồn thủy sản khai thác được để chuẩn bị cho việc tiêu thụ sản phẩm khi tiêu dùng của người dân đã ổn định. Vì vậy, thời gian giảm khai thác của nhóm hộ này sẽ ngắn hơn các nhóm hộ khác .

Tổng thời gian ảnh hưởng giữa các nhóm hộ có sự chênh lệnh nhưng không nhiều. Tùy vào điều kiện của hộ để họ đưa ra các thời gian ngừng và giảm khai thác. Căn cứ vào hai giai đoạn trên tổng thời gian mà các nhóm bị ảnh hưởng rất lớn, cao nhất là nhóm KT-NTTS 24,4 (± 7,4) tháng, nhóm KT-DVTS có tổng thời gian ảnh hưởng ngắn nhất (22 tháng). Như vậy, sự khác biệt về số tháng bị ảnh hưởng trên tùy thuộc vào các loại hình ngành nghề và thời gian trở lại khai thác của từng hộ điều này có liên quan đến mức độ bị chịu tác động cũng như khả năng tự phục hồi của hộ là khác nhau và khác theo từng nhóm hoạt động sinh kế.

Hộp 2: Tác động của sự cố môi trường biển đến hoạt động KTTS ven biển

…Những ngày đầu xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển, mặc dù chưa có cơ quan, đơn vị nào công bố nguyên nhân nhưng khi quan sát cá chết hàng loạt chúng tôi cũng đã rất lo lắng và không dám ra khơi đánh bắt nữa; một số thuyền đánh bắt được cá cũng không bán được do không có người mua. Sự cố ô nhiễm đã kéo dài hơn rất nhiều so với tưởng tượng ban đầu của chúng tôi,…

(Nguồn: phỏng vấn ngư dân KTTS ven biển, 2018)

Nhìn chung, thời gian ảnh hưởng của sư cố đến hộ KTTS ven biển Thừa Thiên Huế tương đối dài, tổng thời gian ảnh hưởng của hộ KTTS lên đến 23,6 tháng, trong đó thời gian ngừng khai thác hoàn toàn là 8,5 tháng, thời gian phục hồi khai thác một phần kéo dài 15,1 tháng. Thời gian ảnh hưởng của sự cố kéo dài đã tác động mạnh đến các hoạt động KTTS, hoạt động phi thủy sản và ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của hộ. Tổng thời gian ảnh hưởng ở các nhóm hộ khác nhau cũng có sự chênh lệch, cao nhất là nhóm hộ KT-NTTS (24,6 tháng), thấp nhất là nhóm hộ KT-DVTS. Sự khác biệt này cho thấy nhóm hộ KT-NTTS các hoạt động sinh kế chính chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố Formosa nên thời gian ảnh hưởng kéo dài hơn, trong khi đó nhóm KT- DVTS thời gian ảnh hưởng ít hơn vì các hoạt động về dịch vụ thủy sản phục hồi sớm hơn do nhu cầu tiêu thụ của người dân đã phục hồi trở lại. Kết quả này gợi ý rằng, những hộ có mức độ đa dạng sinh kế cao và ít phụ thuộc vào tài nguyên thủy sản thì năng lực chống chịu của hộ trước sự cố bất lợi sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 103 - 106)