Về nhƣợc điểm

Một phần của tài liệu file_goc_780719 (Trang 98 - 100)

5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu)

5.1.2. Về nhƣợc điểm

5.1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Do hạn chế về thời gian nên việc sắp xếp thời gian tham quan đơn vị trƣớc khi thực hiện kiểm toán chƣa đƣợc thực hiện. Điều này làm hạn chế hiểu biết của

AA về tình hình thực tế của đơn vị. Việc quan sát và phỏng vấn đƣợc KTV thực hiện ngay trong buổi kiểm toán chính thức, có thể làm cho kết quả phân tích đánh giá HTKSNB không trọng tâm và chính xác.

AA không lƣu hồ sơ kết quả khảo sát nên tạo ra khó khăn cho ngƣời khác trực tiếp thực hiện công tác kiểm toán vì họ có thể không nắm bắt đƣợc hết những yếu tố trọng tâm của HTKSNB của đơn vị, có thể làm chậm quá trình thu thập bằng chứng.

Việc tìm hiểu HTKSNB chỉ bằng bảng câu hỏi chung cho các doanh nghiệp và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát chỉ đƣợc áp dụng trong nội bộ đơn vị kiểm toán. Nhƣng chƣa đƣợc tiến hành áp dụng với bên thứ ba, nên không làm tăng tính độc lập và độ tin cậy của HTKSNB đƣợc đánh giá.

Về chƣơng trình kiểm toán, AA chƣa có chƣơng trình cụ thể áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp. Chƣơng trình kiểm toán AA bám sát theo chƣơng trình mẫu VACPA nên khi áp dụng thực tế cho công ty khách hàng, có một số thủ tục không đƣợc áp dụng hay KTV tiến hành thêm vài thủ tục theo kinh nghiệm chuyên môn của mình. Nhƣ vậy, chƣơng trình kiểm toán có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của KTV đảm nhận phần hành chi tiết. Mặc khác, việc này làm tốn nhiều thời gian cho suy nghĩ bổ sung và áp dụng các thủ tục kiểm toán.

Về thời gian xây dựng cho cuộc kiểm toán chƣa đƣợc hợp lý lắm. Lý do là công ty chỉ thực hiện kiểm toán từ 2 đến 3 ngày. Điều đó cho thấy KTV phải chịu nhiều về áp lực thời gian. Có thể gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán.

5.1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Do giới hạn về thời gian KTV ít quan tâm và áp dụng các tỷ số phi tài chính, trong trƣờng hợp này đƣợc KTV bỏ qua luôn ở phần thủ tục phân tích mà chỉ đi sâu vào áp dụng các thử nghiệm chi tiết.

KTV không chú trọng việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát, tƣơng ứng việc đánh giá HTKSNB có thể mang lại kết quả không nhƣ KTV đánh giá và KTV chỉ tăng cƣờng cỡ mẫu hay phạm vi kiểm tra khi nhận thấy có rủi ro không đƣợc đánh giá hợp lý.

Trong thử nghiệm chi tiết, về chọn mẫu của KTV thì phần lớn dựa trên kinh nghiệm và những số có phát sinh lớn. Tổng lại những giá trị phát sinh nhỏ đƣợc tổng hợp có thể vƣợt qua mức trọng yếu. Điều này có thể ảnh hƣởng đến kết luận của KTV về BCTC.

Và KTV chỉ chú trọng thao tác đối chiếu từ sổ sách đến chứng từ (KTV chỉ kiểm tra kỹ lƣỡng tháng 1, tháng 11 và tháng 12 vì KTV nghĩ các tháng này thƣờng tập trung sai phạm nhiều nhất) mà ít tiến hành kiểm chứng từ lên sổ sách. Điều này dẫn đến các nghiệp vụ thực tế phát sinh nhƣng đơn vị không ghi nhận và KTV cũng không phát hiện đƣợc sai sót hay gian lận trong trƣờng hợp này.

Thử nghiệm kiểm tra lại phƣơng pháp tính giá xuất kho và ƣớc tính chi phí lãi vay trong năm trong trƣờng hợp này đƣợc AA thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng phƣơng pháp xuất kho bình quân gia quyền theo tháng của Công ty ABC đƣợc KTV ƣớc tính bằng phƣơng pháp xuất kho bình quân theo năm rồi so sánh khoảng chênh lệch với giá trị trên bảng báo cáo xuất nhập tồn. Còn đối với ƣớc tính chi phí lãi vay, việc sử dụng rất nhiều giá trị bình quân cộng với việc ƣớc tính lãi vay không kết hợp với số dƣ vay. Nên các khoảng chênh lệch từ hai thử nghiệm này đôi khi rất lớn. Việc đƣa ra nhận xét về sự hợp lý của giá trị chênh lệch còn phụ thuộc rất nhiều và khả năng xét đoán của KTV.

Đối với thử nghiệm Cut-off áp dụng cho Công ty cổ phần ABC thì KTV chỉ áp dụng 10 ngày trƣớc và sau kỳ kết thúc niên độ. Nhƣng số phát sinh trong 10 kết thúc niên độ này thì không lớn lắm. Nhằm hạn chế khách hàng chuyển hạch toán sau 10 kết thúc niên độ, KTV chƣa tích cực mở rộng phạm vi kiểm tra các số phát sinh lớn.

5.1.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Việc tổng hợp các sai sót của khoản mục chi phí hay cả khoản mục khác rất ít đƣợc so sánh với mức trọng yếu vì thực tế các sai sót đƣợc phát hiện ra đều đƣợc KTV trao đổi với khách hàng đều đƣợc yêu cầu điều chỉnh và hầu hết đơn vị chấp nhận điều chỉnh.

Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, KTV chính là ngƣời tập hợp các sai sót, kiểm tra kết quả của các trợ lý kiểm toán, do cùng lúc kiểm tra nhiều khoản mục trong thời gian ngắn nên cũng một phần ảnh hƣởng đến thời gian và chất lƣợng kiểm toán.

Một phần của tài liệu file_goc_780719 (Trang 98 - 100)