Nhân tố Quy định pháp lý về liên kết các địa phương trong vùng

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 96 - 99)

3. Kết cấu của luận án

3.3.2. Nhân tố Quy định pháp lý về liên kết các địa phương trong vùng

Trong danh sách 9 vấn đề được liệt kê ở bảng hỏi liên quan tới mức độ đồng ý với những nhận định về rào cản khung pháp lý, chính sách LKV, kết quả lấy ý kiến của cả 3 nhóm đối tượng cho thấy, mức độ đồng ý từ mức cao nhất đến mức thấp nhất của các vấn đề được sắp xếp theo thứ tự như sau: cần ban hành các quy định pháp lý riêng và cụ thể về LKV (với 91,7% số phiếu rất đồng ý và 3,6% số phiếu đồng ý); quy định về cơ chế và cách thức giám sát thực thi liên kết chưa có hoặc không hiệu quả (tương ứng với 71,3% và 16,1%); quy định pháp lý về LKV chưa đủ rõ ràng và mạnh để tạo dựng được lòng tin hợp tác giữa các CQĐP (tương ứng với 69% và 18,4%); chưa có chính sách khuyến khích liên kết tự nguyện giữa các CQĐP (tương ứng 56,3% và 29,9%); quy định về nội dung liên kết bắt buộc còn chung chung nên khó triển khai thực hiện trong thực tiễn (tương ứng với 64,8% và 20,9%); chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của các CQĐP tham gia liên kết (tương ứng với 66,3% và 15,7%); chưa có chính sách khuyến khích các CQĐP liên kết, chia sẻ nguồn lực (tương ứng với 61,8% và 19,1%); đã có quy định liên kết bắt buộc giữa các CQĐP nhưng chưa có chế

tài đảm bảo thực thi cam kết (tương ứng với 65,2% và 9%); và quy định về hình thức liên kết chưa đa dạng (tương ứng với 47,2% và 23,6%).

Cần ban hành QĐ pháp lý riêng, cụ thể về LKV 4,73,6 91,7 QĐ LKV chưa đủ mạnh để tạo lòng tin giữa… 12,6 18,4 69 QĐ cơ chế và cách thức GS thực thi chưa có,… 12,6 16,1 71,3 Chưa có CS khuyến khích CQĐP chia sẻ… 19,1 19,1 61,8 Chưa có CS khuyến khích LKCQĐP tự nguyện 13,8 29,9 56,3

Chưa có chế tài đảm bảo thực thi cam kết 25,8 9 65,2 QĐ quyền và nghĩa vụ của CQĐP tham gia… 18 15,7 66,3

QĐ hình thức liên kết chưa đa dạng 29,2 23,6 47,2 ND liên kết bắt buộc chung chung, khó triển khai 14,3 20,9 64,8

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100% Ít đồng ý Đồng ý Rất đồng ý

Nguồn: Tổng hợp từ 94 phiếu hỏi điều tra (dưới sự tài trợ của Viện FNF)

Hình 3.4: Mức độ đồng ý về quy định pháp lý liên kết vùng

Nếu xem xét từng nhóm đối tượng được hỏi, thì kết quả đánh giá về mức độ đồng ý với 9 nhận định nêu trên có sự khác nhau khá lớn về thứ tự và tỷ lệ số người đồng ý. Cụ thể, đối với nhóm CQĐP, thứ tự về mức độ đồng ý và tỷ lệ số phiếu đồng ý như sau: chưa có chính sách khuyến khích các CQĐP liên kết, chia sẻ nguồn lực (với 96,9% số phiếu đồng ý và rất đồng ý: từ mức độ 3-5); cần ban hành các quy định pháp lý riêng và cụ thể về LKV (với 96,7% số phiếu); quy định về cơ chế và cách thức giám sát thực thi liên kết chưa có hoặc không hiệu quả (với 88,8% số phiếu); quy định về nội dung liên kết bắt buộc còn chung chung nên khó triển khai thực hiện trong thực tiễn (với 88,1% số phiếu); quy định pháp lý về LKV chưa đủ rõ ràng và mạnh để tạo dựng được lòng tin hợp tác giữa các địa phương (với 87,3% số phiếu); chưa có chính sách khuyến khích liên kết tự nguyện giữa các CQĐP (với 87,3% số phiếu); chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của các CQĐP tham gia liên kết (với 86,2% số phiếu); quy định về hình thức liên kết chưa đa dạng (với 76,9% số phiếu); và đã có quy định liên kết

bắt buộc giữa các CQĐP nhưng chưa có chế tài đảm bảo thực thi cam kết (với 74% số phiếu). 120 100 80 60 40 20 0

ND liên QĐ Chưa có Chưa có QĐ cơ QĐ LKV Cần ban

kết bắt QĐ hình quyền và Chưa có CS CS chế và chưa đủ hành QĐ

buộc thức liên nghĩa vụ chế tài khuyến khuyến cách thức mạnh để pháp lý

chung kết chưa của đảm bảo khích khích GS thực tạo lòng riêng, cụ

chung, đa dạng CQĐP thực thi LKCQĐP CQĐP thi chưa tin giữa thể về

khó triển tham gia cam kết tự nguyện chia sẻ có, không các LKV

khai chưa có nguồn lực hiệu quả CQĐP

CQĐP 88,1 76,9 86,2 74 87,3 96,9 88,8 87,3 96,7

BCĐ 83,3 50 75 75 75 66,7 75 75 100

Chung 85,7 70,8 82 74,2 86,2 80,9 87,4 87,4 95,3

Nguồn: Tổng hợp từ 94 phiếu hỏi điều tra (dưới sự tài trợ của Viện FNF)

Hình 3.5: Mức độ đồng ý và rất đồng ý về quy định pháp lý liên kết vùng theo từng nhóm đối tượng

Đối với đại diện BCĐ Tây Nam Bộ, thứ tự về mức độ đồng ý và tỷ lệ số phiếu đồng ý như sau: cần ban hành các quy định pháp lý riêng và cụ thể về LKV (với 100% số phiếu đồng ý và rất đồng ý: từ mức độ 3-5); quy định về nội dung liên kết bắt buộc còn chung chung nên khó triển khai thực hiện trong thực tiễn (với 83,3% số phiếu); quy định về cơ chế và cách thức giám sát thực thi liên kết chưa có hoặc không hiệu quả (với 75% số phiếu); quy định pháp lý về LKV chưa đủ rõ ràng và mạnh để tạo dựng được lòng tin hợp tác giữa các CQĐP (với 75% số phiếu); chưa có chính sách khuyến khích liên kết tự nguyện giữa các CQĐP (với 75% số phiếu); đã có quy định liên kết bắt buộc giữa các địa phương nhưng chưa có chế tài đảm bảo thực thi cam kết (với 75% số phiếu); chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của các CQĐP tham gia liên kết (với 75% số phiếu);

chưa có chính sách khuyến khích LKCQĐP trong chia sẻ nguồn lực (với 66,7% số phiếu); và quy định về hình thức liên kết chưa đa dạng (với 50% số phiếu).

Như vậy, với mức độ đồng ý về những nhận định liên quan tới rào cản pháp lý liên kết thì rõ ràng khung khổ pháp lý về LKV nói chung và LKCQĐP nói riêng ở Việt Nam hiện đang rất thiếu và yếu. Hiện nay, các nhóm đối tượng trả lời phiếu hỏi đều nhất trí cao trong việc cần phải ban hành các quy định pháp lý riêng và cụ thể về LKV. Riêng đối với nhóm CQĐP, vấn đề chưa có chính sách khuyến khích các CQĐP liên kết, chia sẻ nguồn lực trở thành rào cản rất lớn tới quá trình LKV.

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w