Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 87 - 89)

3. Kết cấu của luận án

3.2.1. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Hình 3.1: Bản đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Vùng ĐBSCL là một bộ phận của Châu thổ sông Mê Kông, nằm ở cực Nam của Việt Nam và có vị trí liền kề với vùng ĐNB, phía Bắc giáp với

Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông. Vùng ĐBSCL là một trong những vùng đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á. Vùng ĐBSCL gồm 12 tỉnh và 1 thành phố. Đây là vùng có hệ sinh thái rất đa dạng, có nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào. Vùng có lợi thế phát triển kinh tế biển với 10/13 địa phương chạy dài theo bờ biển.

Vùng ĐBSCL có vai trò là đầu tàu trong phát triển nông nghiệp của cả nước. Vùng không những được ví như vựa lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn có nhiều lợi thế về sản xuất rau quả và thủy hải sản lớn nhất của cả nước. Vùng cung cấp trên 50% sản lượng gạo quốc gia, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây, 40% sản lượng thủy, hải sản đánh bắt và hơn 74% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước [31]. Bên cạnh đó, vùng đang tận dụng lợi thế về vị trí địa lý và văn hóa để kết hợp phát triển các loại hình du lịch như: miệt vườn, sinh thái, du lịch biển đảo và gắn với một số tuyến du lịch liên vùng Tây Nguyên, ĐNB và thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2015, tốc độ tăng trưởng (GRDP) bình quân toàn vùng đạt khoảng 7,8% (cao hơn mức trung bình của cả nước là 6,8%). Cơ cấu kinh tế vùng tương ứng nông-lâm-thủy sản; công nghiệp và thương mại-dịch vụ là 33,1%; 25,25% và 41,61%. GRDP bình quân đầu người đạt 36,76 triệu đồng/năm, thấp hơn mức trung bình của cả nước là 45,7 triệu đồng/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 13,2 tỷ USD, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, gạo, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của vùng ĐBSCL bình quân 10 năm gần đây tăng khoảng 7%/năm. Hàng năm, đóng góp của vùng ở mức trên 20% GDP cả nước [2].

Nhìn chung, vùng ĐBSCL có một vị trí chiến lược rất quan trọng trong quá trình phát triển KTXH của đất nước. Vùng đi tiên phong thực hiện sáng kiến thành lập MDEC và hiện là vùng năng động, có nhiều các chương trình liên kết không chỉ giữa các tỉnh, thành trong vùng mà với các tỉnh, thành trong cả nước, cũng như với các cơ quan Trung ương nhằm hướng tới phát triển bền vững vùng.

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w