1.7.1. Mật độ một số loài trong giống Trachypithecus
Cho đến nay các nghiên cứu về Linh trưởng ở Việt Nam chủ yếu điều tra thành phần loài, phân bố cũng như đặc điểm sinh học, sinh thái mà có ít các nghiên cứu để xác định mật độ (Hoàng Anh Tuân, 2016; Khổng Trung, 2014; Lê Khắc Quyết, 2006; Mai Sỹ Luân, 2013; Tạ Tuyết Nga, 2014; Trần Quốc Toản, 2009; Nadler. T and Ha Thang Long, 2000). Một số kết quả nghiên cứu về mật độ giống
Trachypithecus ở Việt Nam và nước ngoài được trình bày tại bảng 1.8.
Bảng 1.8. Mật độ một số loài trong giống Trachypithecus
Địa điểm và loài Mật độ (Cá thể/ha) Nguồn
Đồng Hóa và Thạch Hóa
T. hatinhensis 0,522 Thào A Tung, 2018
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
T. hatinhensis 0,025 Haus et al, 2009
VQG Tây Bali (Indonesia)
T.auratus 0,071 Leca et al., 2013
Qua bảng trên cho thấy mật độ loài Voọc hà tĩnh tại khu rừng xã Đồng Hóa và Thạch Hóa là lớn nhất với 0,522 cá thể/ha (Thào A Tung, 2018). Trong khi đó mật độ loài này tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là thấp nhỏ nhất với 0,025 cá thể/ ha (Haus et al., 2009). Mật độ loài Voọc ở VQG Tây Bali (Indonesia) là 0,071 cá thể/ha (Leca et al., 2013).
1.7.2. Mật độ một số loài trong họ Vượn
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về mật độ quần thể một số loài Vượn thuộc giống Nomascus (bảng 1.9).
Bảng 1.9. Mật độ một số loài trong họ Vượn tại Việt Nam
Loài Địa điểm Mật độ Nguồn
(đàn/km2)
N.annamensis Kon Chư Răng 0,22 Vũ Tiến Thịnh và Đồng Thanh Hải (2011)
N.annamensis VQG Kon Ka Kinh 0,12 Hà Thăng Long và cs (2011)
N.leucogenys KBT Xuân Liên 0,78 Nguyễn Đình Hải và Đặng Huy Huỳnh (2015)
N.annamensis VQG Kon Ka Kinh 0,112 Nguyễn Ái Tâm và cs (2017)
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Hải và Đặng Huy Huỳnh (2015), cho thấy mật độ quần thể Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại Khu BTTN Xuân Liên là khá cao với 0,78 đàn/km2; tiếp đến là mật độ quần thể Vượn đen má hung (Nomascus annamensis) với 0,22 đàn/km2 tại Khu BTTN Kon Chư Răng (Vũ Tiến Thịnh và Đồng Thanh Hải, 2012); Kết quả nghiên cứu tại khu bảo tồn Kon Ka Kinh cho thấy mật độ Vượn đen má hung (Nomascus annamensis) là 0,12 đàn/km2 (Hà Thăng Long và cs., 2011) và 0,112 đàn/km2 (Nguyễn Ái Tâm và cs., 2017).