Nhằm mục tiêu phân tích các nhóm nhân tố sinh thái của Linh trưởng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có những khác biệt so với các khu bảo tồn trong khu vực, để từ đó lý giải cho việc đa dạng về thành phần loài, cũng như mức độ phong phú về cá thể của một số loài Linh trưởng quan trọng.
Tác giả đã vận dụng các định nghĩa, phân loại sinh thái của Thái Văn Trừng và các kết quả nghiên cứu đã được công bố về địa hình, khí hậu, lượng mưa, thổ nhưỡng và thảm thực vật rừng của huyện Hướng Hóa, sử dụng phương pháp phân tích GIS để xác định các vùng địa hình, thổ nhưỡng và khi hậu nhỏ hơn trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Riêng nhân tố con người được nghiên cứu trong mục các mối đe dọa ảnh hưởng đến khu hệ Linh trưởng. Cụ thể các chỉ tiêu sử dụng để phân tích GIS như sau
* Địa hình:
- Đai thấp: Độ cao > 700 m
- Đai trung bình: Độ cao 700 – 1.000 m
- Đai cao: Độ cao > 1.000 m
* Khí hậu – Thủy văn
- Số liệu về lượng mưa khu của huyện Hướng Hóa, để xây dựng bản đồ lượng mưa. Để làm rõ những vùng sinh thái như sau:
- Vùng có hai mùa (ảnh hưởng khí hậu của nước Lào) - Vùng có bốn mùa (vùng nhiệt đới gió mùa)
- Vùng á nhiệt đới
* Đá mẹ và thổ nhưỡng: Sử dụng các dữ liệu về đất để phân vùng lập địa, trong đó tập trung hai tiêu chí chính như sau:
- Vùng núi đá có cây * Thảm thực vật rừng: - Các loại thảm thực vật
Sau khi đã phân vùng các nhóm nhân tố, tác giả đã thực hiện các chuyến khảo sát thực địa để thu thập dữ liệu về sự bắt gặp các loài Linh trưởng qua các dạng sinh thái và qua các thời gian, mùa trong năm. Điều này rất cần thiết để khẳng định sự xuất hiện của loài cũng như việc di cư, kiếm ăn và cư trú của linh trường ở các thời điểm khác biệt trong năm.