7. Kết cấu luận văn
2.4.2. Ảnh hưởng từ văn hóa Công ty mẹ
Có thể nói, ảnh hưởng văn hoá của Công ty TM&XNK từ Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội là chủ đạo. Với quan điểm nhất quán về nhận thức, hành động của người Viettel trên toàn cầu, các giá trị văn hoá cốt lõi Viettel được truyền bá và ánh xạ xuyên suốt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy có những giá trị riêng biệt, nhưng nhìn chung có sự thống nhất và ổn định cao so với văn hoá Công ty mẹ. Ở mỗi tỉnh thành, dù có phân chia rõ ràng về mặt chính quyền, nhiệm vụ, tồn tại 3 Công ty (Công ty Viễn thông
Viettel, Công ty TM&XNK Viettel, Công ty Bưu chính Viettel) nhưng những hoạt động văn hoá tại các tỉnh thường không có sự phân biệt. Hàng năm, ngày hội gia đình Viettel, các hoạt động văn hoá vẫn được tổ chức chung cho cả 3 Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố.
Mặc dù Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu Viettel là Công ty hạch toán độc lập, nhưng triết lý, giá trị cốt lõi, phương châm hành động không có sự khác biệt lớn với khối phụ thuộc. Viettelimex chịu ảnh hưởng từ công ty mẹ ở một số điểm, đó là như:
- Ảnh hưởng bên ngoài:
+ Kiến trúc: Các tòa nhà của Viettel thường có bố cục giống nhau, kể cả mỗi toà một kiểu dáng thì vẫn có những đặc điểm nhận dạng khá rõ trong màu sắc, bố cục, tiền sảnh, bảo vệ….
+ Logo khẩu hiệu: Hiện nay Logo, slogan, khẩu hiệu hành động của Viettel được dùng chung, Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu Viettel cũng không ngoại lệ. Trên nhận diện thương hiệu, Công ty biến tấu trên nhận diện thương hiệu chung, cá thể hoá một vài đặc điểm trên bố cục, màu sắc để tạo ra nhận diện của hệ thống bán lẻ trên toàn quốc.
+ Trang phục: Quy định trang phục cho CBCNV được Tập đoàn quy định, tCông ty con dựa vào đặc điểm tình hình của mình để quy định cho phù hợp. Công ty chỉ thiết kế riêng trang phục cho nhân viên bán hàng, giao dịch, áo dài của phụ nữ Công ty.
- Ảnh hưởng từ bên trong doanh nghiệp
+ Triết lý kinh doanh, Giá trị cốt lõi: Như đã phân tích, triết lý kinh doanh và Giá trị cốt lõi Viettel là những giá trị gần như không thay đổi, được thực hiện xuyên suốt trong mười mấy năm qua, thống nhất từ Tập đoàn xuống các Công ty, Chi nhánh tỉnh thành phố. Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu đã ánh xạ triệt để các nội dung Triết lý kinh doanh, 8 giá trị cốt lõi Viettel vào trong quá trình SXKD, từ khâu sáng tạo sản phẩm, bán hàng, tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện các phương châm hành động đến ứng xử giữa người Viettel với nhau, ứng xử giữa Viettel và đối tác, khách hàng.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Công ty đã có những điều chỉnh, đưa ra những giá trị, tiêu chí cá thể hoá cho phù hợp với thực tiễn đời sống SXKD (khác với Bưu chính, Công trình, Viễn thông…), phù hợp với một đơn
vị xuất nhập khẩu thiết bị, bán thiết bị đầu cuối (tĩnh hơn so với kinh doanh viễn thông, xây dựng công trình), ví dụ như “5S”, “4 biết”, “4 chịu”..
+ Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh: Là đơn vị hạch toán độc lập, nhưng chỉ tiêu SXKD , Ban giám đốc phải xây dựng và bảo vệ trước lãnh đạo Tập đoàn, phân tích rõ các điều kiện khó khăn, thuận lợi, thách thức, cơ hội, xác định mục tiêu, chỉ tiêu của từng giai đoạn, thời kỳ, từng năm. Khi được Tập đoàn phê duyệt kế hoạch, nghĩa là văn bản đã có tính pháp lý, lãnh đạo Công ty phải tập trung xây dựng giải pháp để tổ chức SXKD, hoàn thành chỉ tiêu Tập đoàn giao.