Bàn luận về tác dụng giảm đau viên nang cứng TDGV trên mơ hình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT MẠN TÍNH CỦA VIÊN NANG CỨNG TAM DIỆU GIA VỊ TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG (Trang 121 - 124)

thực nghiệm

Trong cơn gút cấp, đau là triệu chứng đầu tiên và cũng là triệu chứng điển hình của bệnh. Đây là triệu chứng làm bệnh nhân khĩ chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Giảm đau cũng là một trong những mục tiêu điều trị của bệnh gút. Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng ba mơ hình thử nghiệm để đánh giá tác dụng giảm đau của TDGV: mơ hình mâm nĩng để đánh giá tác dụng giảm đau trung ương và sử dụng hai mơ hình khác để nghiên cứu tác dụng giảm đau ngoại biên bằng phương pháp sử dụng máy đo ngưỡng đau và phương pháp gây đau quặn bằng acid acetic.

Tác dụng giảm đau của TDGV trên mơ hình mâm nĩng

Receptor đau ở da và ở các mơ là những đầu tự do của dây thần kinh. Chúng được phân bố rộng trên lớp nơng của da, niêm mạc và ở các mơ bên trong (các mơ nằm sâu cĩ ít receptor đau) [116]. Do đĩ, trong mơ hình mâm nĩng, phản ứng đầu tiên của chuột nghiên cứu là do nhiệt tác động lên các đầu mút thần kinh. Sau đĩ, cảm giác đau được truyền về sừng sau tủy sống và đến trung tâm nhận thức cảm giác đau ở thân não và trung tâm dưới vỏ não từ đĩ cơ thể sẽ cĩ những đáp ứng phù hợp. Trong mơ hình này, thời gian phản ứng với cảm giác đau của động vật được dùng để đánh giá tác dụng giảm đau trung ương của thuốc nghiên cứu.

Qua bảng 3.15 ta thấy: codein cĩ tác dụng kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột (p < 0,05). Codein là một dẫn chất của phenanthren, cĩ tác dụng dược lý tương tự như morphin. Là thuốc giảm đau trung ương, codein ức chế tất cả các điểm chốt trên dường dẫn truyền cảm giác đau của hệ thần kinh trung ương như tủy sống, hành tủy, đồi thị, và vỏ não.

TDGV ở cả hai mức liều nghiên cứu đều chưa thể hiện tác dụng kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột nhắt trắng so với trước khi uống

thuốc và so với lơ chứng (p > 0,05). Do đĩ, TDGV khơng thể hiện tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh.

Theo Nguyễn Thị Tuyết Minh, cốm tan Tứ diệu tán (Thương truật, Hồng bá, Ngưu tất nam, Ý dĩ) cĩ tác dụng giảm đau trên mơ hình mâm nĩng. Các nghiên cứu dược lý học hiện đại đã chỉ ra hoạt chất β-eudesmol trong thương truật cĩ tác dụng giảm đau trên mơ hình mâm nĩng [147], bên cạnh đĩ, ngưu tất nam cũng đã được chứng minh làm giảm đau trên mơ hình này với mức liều 600 và 900mg/kg [148]. Cĩ sự khác biệt như vậy, do trong TDGV, ngưu tất được sử dụng là ngưu tất bắc và cĩ thể lượng liều của hai vị thuốc trên chưa đạt được ngưỡng cần thiết để gây được tác dụng giảm đau trung ương.

Tác dụng giảm đau của TDGV được đánh giá bằng máy đo ngưỡng đau

Phương pháp nghiên cứu tác dụng giảm đau bằng máy đo ngưỡng đau được thực hiện bằng cách tác dụng một lực tăng dần lên bàn chân phải của chuột nghiên cứu. Khi đạt ngưỡng đau, chuột phản ứng bằng cách co rút chân khỏi vị trí gây đau. Đây là phương pháp gây đau bằng kích thích cơ học và được tiến hành theo phương pháp của Randall & Selitto [102].

Qua bảng 3.16 ta thấy cả aspirin và TDGV liều 0,72g/kg đều thể hiện tác dụng giảm đau ngoại biên rõ rệt khi làm tăng lực gây phản xạ đau và kéo dài thời gian đáp ứng đau trên máy đo ngưỡng đau khi so với lơ chứng sinh học và so với thời điểm trước uống thuốc (p < 0,05). TDGV liều 2,16g/kg làm tăng lực phản xạ gây đau (p < 0,01) và cĩ xu hướng kéo dài thời gian đáp ứng đau.

Aspirin thuộc nhĩm thuốc chống viêm giảm đau khơng steroid, thuốc thể hiện tác dụng giảm đau thơng qua cơ chế ức chế tổng hợp PGE2 nên giảm tính cảm thụ của các ngọn dây cảm giác với các chất gây đau của các phản ứng viêm như bradyknin, histamin, serotonin (được gây ra do mơ bị chấn thương bởi lực ép của máy đo ngưỡng đau). Cơ chế này cũng rất phù hợp với tác dụng chống

viêm giảm đau thơng qua tác dụng ức chế các chất gây viêm của các dược liệu trong TDGV.

Tác dụng giảm đau của TDGV bằng phương pháp gây đau quặn bằng acid acetic

Trên cơ sở các nghiên cứu dược lý học hiện đại về tác dụng chống viêm giảm đau của các dược liệu trong TDGV, cơ chế này phù hợp với cơ chế giảm đau ngoại biên của các thuốc chống viêm khơng steroid. Để đánh giá rõ hơn tác dụng giảm đau ngoại biên của TDGV, chúng tơi tiến hành mơ hình thực nghiệm gây đâu bằng tác nhân hĩa học. Trong mơ hình này, chuột được tiêm vào ổ bụng dung dịch acid acetic 1%. Pha đáp ứng đầu tiên là do kích thích trực tiếp lên sợi cảm giác của thủ thuật tiêm và thuốc tiêm, pha đáp ứng muộn hơn là của phản ứng viêm và giải phĩng ra các chất trung gian hĩa học gây đau. Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy cả aspirin và TDGV liều 0,72g/kg đều làm giảm rõ rệt số cơn quặn đau tại tất cả các thời điểm nghiên cứu khi so sánh với lơ chứng (p

0,01). Với TDGV liều 2,16g/kg, cĩ xu hướng giảm số cơn quặn đau ở tất cả các thời điểm và sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê khi so sánh với lơ chứng tại các thời điểm 5-10 phút, 10-15 phút, và 25-30 phút của nghiên cứu (p < 0,05). Như vậy, TDGV ở liều điều trị trên lâm sàng đã cĩ tác dụng giảm đau ngoại biên tương tự như aspirin. Kết quả này thể hiện rõ cơ chế chống viêm giảm đau của các thành phần dược liệu của TDGV đã được trình bày ở trên.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy tác dụng chống viêm giảm đau của các thuốc Y học cổ truyền trên mơ hình thực nghiệm bằng phương pháp gây đau quặn bằng acid acetic. Theo Nguyễn Thị Thanh Tú, viên nang Hồng kinh liều 9,6g/kg/ngày và 28,8g/kg/ngày uống trong 3 ngày liên tục cĩ tác dụng làm giảm rõ rệt số cơn quặn đau ở tất cả các thời điểm nghiên cứu so với lơ chứng [149]. Theo Nguyễn Thị Thanh Hoa, viên nang cứng Regimune liều dùng 840mg/kg/ngày và liều 2520mg/kg/ngày cĩ tác dụng giảm đau cĩ ý nghĩa

thống kê ở các thời điểm 10-15 phút, 15-20 phút và 20-25 phút so với lơ chứng [150].

Theo Vũ Bình Dương, cao lỏng kiện khớp tiêu thống cĩ tác dụng chống viêm, giảm đau trên thực nghiệm tương đương với các thuốc chuẩn NSAIDs

[151].

Như vậy cĩ thể thấy các thuốc YHCT thơng qua các hoạt chất chống viêm từ các dược liệu cấu thành bài thuốc đều cho hiệu quả tốt trên thực nghiệm, làm tiền đề cũng như cơ sở lý luận cho các nghiên cứu lâm sàng tiếp theo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT MẠN TÍNH CỦA VIÊN NANG CỨNG TAM DIỆU GIA VỊ TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w