Đánh giá môitrường chiến lược đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Luan an TTCuong (Trang 104 - 106)

hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 16/8/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng duyên hải Nam Trung bộ, ngày 13/8/2004 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg về phƣơng hƣớng chủ yếu phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Thừa Thiên - Huế thuộc vùng KTTĐ miền Trung, có mức tăng trƣởng kinh tế khá cao, giao lƣu kinh tế mạnh trong khu vực. Tỉnh đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ theo một quy hoạch tổng thể với tầm nhìn dài hạn và bƣớc đi hợp lý để hội nhập và phát triển cùng các tỉnh trong vùng. Trong những năm gần đây có nhiều yếu tố

tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển KT-XH, Thừa Thiên - Huế đã có những bƣớc tiến nhanh và có đóng góp ngày quan trọng vào mục tiêu phát triển KT-XH của vùng KTTĐ miền Trung và cả nƣớc.

Cùng với các tỉnh trong vùng, để đánh giá đƣợc các yếu tố mới tác động, gắn quy hoạch phát triển của Tỉnh với quy hoạch phát triển của vùng KTTĐ miền Trung, thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên - Huế, thực hiện đƣợc những mục tiêu và nhiệm vụ của Tỉnh và Trung ƣơng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Tỉnh đến năm 2020 với

3 phƣơng án phát triển với báo cáo ĐMC đối với Quy hoạch tổng thể đã đƣợc lập. Báo cáo ĐMC tập trung vào 3 vấn đề chính: (1) Làm rõ một số vấn đề trong 3 phƣơng án pháp triển đƣợc đề xuất của Quy hoạch; (2) Những ảnh hƣởng tới môi trƣờng có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch của dự án tổng thể; (3) Một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng đƣợc đề xuất, đặc biệt là các giải pháp liên quan nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của một số ngành công nghiệp đến môi trƣờng của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trên cơ sở quan điểm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng để đảm bảo phát triển bền vững, báo cáo đã đƣa ra các mục tiêu về đảm bảo phát triển bền vững về mặt môi trƣờng trên địa bàn Tỉnh trong thời kỳ quy hoạch gồm có 5 thành phần chịu tác động chủ yếu là: đất, nƣớc mặt, nƣớc ngầm, không khí và hệ sinh thái. Mục tiêu cụ thể về môi trƣờng là: (1) Bảo vệ môi trƣờng các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm, bảo vệ rừng ngập nuớc ven biển, bảo vệ sinh thái đầm phá; (2) Có 100% các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề đƣợc xử lý nƣớc thải, thu gom và xử lý chất thải rắn. Các đô thị, các khu công nghiệp tập trung phải đƣợc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng Việt Nam; (3) Phòng chống hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt... gây ra.

Báo cáo phân tích chi tiết các đặc điểm của dự án liên quan đến môi trƣờng và ƣớc tính với mỗi mức tăng trƣởng tăng 1% sẽ dẫn đến mức ô nhiễm tăng gấp đôi. Từ những phân tích này, báo cáo đã đề nghị lựa chọn phƣơng án 2, tập trung phát

triển các ngành công nghiệp ngay trong 5 năm đầu tiên. Đây có thể là giai đoạn môi trƣờng bị tác động mạnh nhất và nguy cơ suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng lớn. Mặc dù vậy, phát triển công nghiệp và dịch vụ đƣợc tập trung có trọng điểm, khả năng quản lý của các cơ quan bảo vệ môi trƣờng về cơ bản có thể đảm đƣơng đƣợc. Bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc nhắc đến trong các định hƣớng phát triển các ngành, lĩnh vực ở phƣơng án 2 (Bảng 3-4).

Bảng 3-4. Dự báo tốc độ tăng trưởng (Đơn vị %)

Chỉ tiêu 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020

GDP 6,3 9,6 15,0 13,0 11,5

Công nghiệp - xây dựng 9,7 16,1 19,0 14,5 13,0

Nông - lâm - ngƣ 1,6 8,7 3,5 3,2 3,0

Dịch vụ 7,1 10,2 15,4 13,5 11,0

(Nguồn: Báo cáo QHTT PT KT-XH đến 2020 tỉnh Thừa Thiên - Huế, 2007)

Trong báo cáo, yếu tố BĐKH đã đƣợc đƣa vào ma trận đánh giá khả năng tác động từ việc thực hiện quy hoạch nhƣng không phân tích cụ thể và đƣợc đánh giá ở mức tác động thấp, tuy nhiên có một điểm mâu thuẫn là phát thải khí nhà kính ở Thừa Thiên - Huế lại đƣợc dự tính ở mức cao. Trong các biện pháp bảo vệ môi trƣờng liên quan đến BĐKH, chỉ có duy nhất một giải pháp cho hệ thống thuỷ lợi nhằm chống xói mòn và xâm nhập mặn.

Mặc dù phƣơng hƣớng phát triển theo phƣơng án đƣợc lựa chọn là chú trọng phát triển khu vực đầm phá ven biển, một trong những khu vực chịu ảnh hƣởng nhiều nhất và nặng nề nhất của BĐKH, nhƣng yếu tố BĐKH lại chƣa đƣợc xét đến đầy đủ và hợp lý. Báo cáo chƣa xét đến các tác động của khí hậu đến KT- XH hiện tại, chƣa xây dựng kịch bản BĐKH để đánh giá mức độ ảnh hƣởng trong tƣơng lai, xác định đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do BĐKH, do đó chƣa đề ra các phƣơng án ứng phó với BĐKH trọng tâm và phù hợp.

Một phần của tài liệu Luan an TTCuong (Trang 104 - 106)