Các bước tính toán

Một phần của tài liệu Luan an TTCuong (Trang 86 - 87)

Chỉ số dễ bị tổn thƣơng và các chỉ số thành phần tính toán theo các bƣớc sau: - Bƣớc 1: Xác định các chỉ thị thành phần con cần tính cho các chỉ số E, S và AC. Việc xác định các chỉ thị thành phần con phụ thuộc vào tính sẵn có của số liệu, các nghiên cứu đã thực hiện và ý kiến chuyên gia. Sau đó xác định xu thế quan hệ giữa chỉ thị thành phần con với tính dễ bị tổn thƣơng để áp dụng hàm chức năng phù hợp.

- Bƣớc 2: Thu thập, tính toán và phân tích dữ liệu. Các dữ liệu này đƣợc khai thác từ niên giám thống kê của các huyện, của Tỉnh; báo cáo tổng kết của các ngành nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, xây dựng, giao thông,…; bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch của các ngành; báo cáo quy hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh. Trong các chỉ thị thành phần con, có những chỉ thị cần sử dụng kết quả tính toán từ mô

hình nên các bƣớc thực hiện chi tiết hơn bao gồm:

+ Bước 2.1: Lựa chọn mô hình và chuẩn bị số liệu đầu vào bao gồm các số liệu khí tƣợng, thủy văn thực đo nhằm tính toán cho kịch bản hiện tại; số liệu địa hình;

+Bước 2.2: Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình, sử dụng các số liệu đo và ảnh vệ tinh để đánh giá độ chính xác của kết quả;

+Bước 2.3: Chồng chập lớp kết quả mô hình lên các bản đồ sử dụng đất, bản đồ hiện trạng ngành, bản đồ quy hoạch để xác định các số liệu thứ cấp cho các chỉ thị thành phần con.

- Bƣớc 3: Cân nhắc lọc bỏ các chỉ thị thành phần con không đủ chuỗi số liệu (nếu xét theo địa phƣơng/quận, huyện).

- Bƣớc 4: Áp dụng công thức (2-1) và (2-2) để chuẩn hóa. Sau khi tính các điểm chuẩn hóa, các chỉ thị đƣợc xây dựng bằng cách áp dụng trọng số không cân bằng cho tất cả các chỉ thị thành phần con theo công thức (2-4). Các chỉ số chính E, S, AC đƣợc tính bằng công thức (2-5) và chỉ số dễ bị tổn thƣơng đƣợc áp dụng công thức (2-6).

Một phần của tài liệu Luan an TTCuong (Trang 86 - 87)