Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu NGUYENCONGHUU-NgoaiTK-Sn (Trang 30 - 33)

Trong lịch sử phát triển của phẫu thuật tim hở, BCCV là một trong những loại phẫu thuật được thực hiện sớm nhất. Cho đến nay, đây cũng là phẫu thuật tim hở phổ biến nhất, có nhiều công trình nghiên cứu và cũng

nhiều tranh cãi về vấn đề lựa chọn phương pháp điều trị bệnh. Với sự phát triển nhanh chóng của tim mạch can thiệp, chỉ định phẫu thuật có nhiều thay đổi. Tuy nhiên những ưu điểm của BCCV đối với nhóm thương tổn nặng nhiều mạch, thương tổn TC, bệnh nhân tiểu đường… về kết quả sống còn, các biến cố tim mạch, tỉ lệ tái hẹp cần can thiệp lại… sau nhiều năm phẫu thuật đã được phản ánh trong nhiều nghiên cứu.

Theo Trường Môn Tim Mạch/Hội Tim Mỹ (năm 2004), tính chung trong BCCV, tỉ lệ sống còn sau 5 năm là 92%, sau 10 năm 81%. Các yếu tố nguy cơ của tử vong bệnh viện: mổ cấp cứu, tuổi cao, tiền sử mổ tim, nữ giới, suy chức năng thất trái trước mổ, hẹp nặng TC, có nhiều nhánh động mạch hẹp > 70% [23]. Nghiên cứu phân tích tổng hợp của Nalysnyk từ 176 nghiên cứu khác nhau (205717 bệnh nhân) cho kết quả: tử vong bệnh viện 1,7%; NMCT 2,4%; đột quỵ 0,8%; chảy máu tiêu hóa 1,5%; suy thận 0,8%; tỷ lệ tử vong trung bình 30 ngày đầu sau mổ: 2,1% (thay đổi 0-7,7%). Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ tử vong 30 ngày đầu sau mổ: tuổi > 70, nữ giới, tiểu đường, tăng huyết áp, suy chức năng thất trái trước mổ; tiền sử mổ tim, NMCT, đột quỵ [54].

Đánh giá kết quả phẫu thuật, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng của Kimura TT và cộng sự với 1708 bệnh nhân hẹp nhiều mạch (nhóm bệnh nhân hẹp ba thân động mạch chiếm tỷ lệ 80%), được phẫu thuật tại nhiều trung tâm của Nhật Bản trong 3 năm (2000 – 2002), thời gian theo dõi trung bình 3,7 năm. Đặc điểm trước mổ: tuổi trung bình 67, bệnh nhân ≥ 75 tuổi: 21%, ≥ 80 tuổi:6%, nữ giới 29%. EuroSCORE: 3,7; có bệnh tiểu đường: 48%; tăng huyết áp: 71%. Kết quả sớm 30 ngày sau mổ: tỷ lệ tử vong 2,2%; đột quỵ: 1,8%. Kết quả theo dõi sau ra viện: tỷ lệ NMCT 1 năm sau mổ: 0,3%; 1-3 năm: 1,4%; tỷ lệ sống còn sau 3 năm 91,7%; tỷ lệ phải can

thiệp lại 9,8%. Trong đó nhóm hẹp 3 thân động mạch tỉ lệ tử vong chung 11,20%; cao hơn ở nhóm bệnh nhânnhân ≥ 75 tuổi :

Bảng 1.1: Tỷ lệ tử vong nhóm bệnh nhân hẹp ba thân động mạch [55]

BCCV Tử vong chung 75 tuổi < 75 tuổi

n (%) n (%) n (%)

3 động mạch 153/1366 (11,20) 54/297 (18,18) 99/1069 (9,26) 3 động mạch + 83/693 (11,98) 24/130 (18,46) 59/563 (10,48) tiểu đường

Với 1900 bệnh nhân tiểu đường có hẹp nhiều nhánh ĐMV ( 83% hẹp ba thân động mạch) (can thiệp qua da: 953, phẫu thuật: 947; thời gian từ 2005- 2010) từ 140 trung tâm tại các quốc gia khác nhau. Nhóm nghiên cứu của Farkouh và cộng sự cho thấy tỉ lệ thấp hơn về tổng các biến cố gặp phải sau 5 năm ở nhóm phẫu thuật: 18,7% so với can thiệp qua da: 26,6% (p=0,005). BCCV có lợi ích hơn hẳn so với can thiệp qua da về tỉ lệ thấp hơn NMCT, tử vong, can thiệp lại. Tuy nhiên trong thời gian hậu phẫu sớm 30 ngày đầu, BCCV có tỉ lệ đột quỵ cao hơn (BCCV: 5,2%, CTQD: 2,4% - p=0,03). Tính riêng các bệnh nhân BCCV, tỉ lệ chung các biến cố (bao gồm tử vong, NMCT, đột quỵ) cao hơn ở nhóm hẹp 3 động mạch (20%) so với hẹp 2 động mạch (11%) [56].

So sánh về kết quả sau 5 năm giữa phẫu thuật và can thiệp qua da ở các bệnh nhân hẹp 3 thân ĐMV, hẹp TC - nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên SYNTAX công bố năm 2013, được tổng kết từ 85 trung tâm khác nhau tại Mỹ và châu Âu với 1800 bệnh nhân (BCCV: 897 - 49,8%; can thiệp qua da: 903 - 50,2%) cũng cho kết quả khá tương đồng với các nghiên cứu trên. Tổng hợp các biến cố tim mạch chính và tai biến thần kinh: 26,9% ở nhóm BCCV; 37,3% nhóm can thiệp qua da (p < 0,0001). Tỉ lệ NMCT: BCCV 3,8% can thiệp qua da 9,7% (p<0,0001). Tỉ lệ can thiệp lại tương ứng: 13,7%

so với 25,9% (p < 0,0001). Tỉ lệ đột quỵ: (3,7% so với 2,4% (p = 0,09). BCCV khẳng định ưu thế vượt trội về tỷ lệ thấp hơn các biến cố tim mạch chính trong thời gian theo dõi 5 năm [57].

Một phần của tài liệu NGUYENCONGHUU-NgoaiTK-Sn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w