Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGUYENCONGHUU-NgoaiTK-Sn (Trang 33 - 35)

Phẫu thuật BCCV được thực hiện lần đầu tiên ở nước ta năm 1997 tại bệnh viện Việt Đức [58]. Đến nay BCCV trở thành thường quy ở các trung tâm phẫu thuật tim mạch lớn trên cả nước. Đã có các công trình của các nhóm tác giả khác nhau được công bố.

Tác giả Dương Đức Hùng với luận án tiến sỹ Y học nghiên cứu về kết quả BCCV tại bệnh viện Việt Đức (2008). Công trình đánh giá tổng hợp kết quả của cả phương pháp BCCV truyền thống và phẫu thuật không sử dụng THNCT, chủ yếu sử dụng mạch ghép TMHL [59].

Nghiên cứu sâu về sử dụng mạch ghép động mạch: Nguyễn Hoàng Định (năm 2011) tại bệnh viện Đại học Y dược với 455 bệnh nhân đánh giá vai trò của ĐMNTT đã cho kết quả “sử dụng cầu nối ĐMNTT làm giảm nguy cơ tử vong sớm 3,26 lần, giảm thời gian thở máy và thời gian điều trị tại hồi sức, giảm tỷ lệ đau ngực tái phát và giảm 3 lần nguy cơ tử vong trung hạn” [58]. Tác giả cũng xác định được các yếu tố nguy cơ của tử vong sớm: tuổi ≥ 70, có bệnh lý động mạch ngoài tim, NMCT cấp, EF < 40%, mổ cấp cứu hoặc bán cấp cứu. Văn Hùng Dũng (năm 2013) nghiên cứu sử dụng toàn bộ mạch ghép động mạch trong BCCV (tại Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy tỷ lệ cầu nối còn thông ở từng loại động mạch sau 3 năm: ĐMNTT 98,4%; ĐMNT phải 93,5%; ĐMQ 93,5%. Tác giả kết luận: « sử dụng toàn bộ cầu nối là động mạch trong phẫu thuật bắc cầu ĐMV có thể thực hiện an toàn, có hiệu quả cao” [60].

Ở nhóm bệnh nhân có chức năng thất trái giảm trước mổ, nhóm nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang, Hồ Huỳnh Quang Trí tại viện tim

Thành phố Hồ Chí Minh với 377 bệnh nhân được phẫu thuật (từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2011) cho kết quả: tử vong sau 30 ngày của các bệnh nhân EF ≤ 35%: 5,4%; EF > 35%: 1,5% (p = 0,14). Tỉ lệ còn đau ngực khi gắng sức của 2 nhóm không khác biệt. Tỉ lệ còn mệt, khó thở khi gắng sức của nhóm EF ≤ 35% cao hơn (24,3% so với 5,9%, p = 0,003) [61]. Kết quả của Chu Trọng Hiệp (năm 2015 – bệnh viện tim Tâm Đức) ở nhóm bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái trước mổ EF ≤ 40% cho tỉ lệ tử vong sớm 4,5%, cải thiện rõ rệt về lâm sàng và rối loạn vận động vùng cơ tim [62].

Những nghiên cứu riêng về nhóm bệnh nhân hẹp 3 thân động mạch vành trong nước còn ít. Chúng tôi thống kê được 2 bài báo và 1 luận văn thạc sỹ của các tác giả Đỗ Kim Quế, Nguyễn Văn Phan, Phạm Hữu Minh Nhựt nghiên cứu đánh giá kết quả sớm sau mổ. Kết quả tốt với tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày thấp (2,4%) và cải thiện có ý nghĩa chức năng co bóp cơ tim sau mổ. Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong: tuổi cao, phẫu thuật trong tình trạng cấp hoặc bán cấp, tiền sử nhồi máu cơ tim < 7 ngày [63],[64].

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGUYENCONGHUU-NgoaiTK-Sn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w