Cải thiện triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu NGUYENCONGHUU-NgoaiTK-Sn (Trang 87 - 89)

Cải thiện triệu chứng lâm sàng, giúp người bệnh quay trở lại với các hoạt động đời thường là một trong những mục tiêu chính của BCCV. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau phẫu thuật triệu chứng lâm sàng thay đổi rõ rệt: tất cả các bệnh nhân còn sống sau mổ đều hết đau ngực ngay sau phẫu thuật; 6 bệnh nhân NYHA III, IV trước mổ ngoài 1 trường hợp tử vong, các bệnh nhân còn lại đều cải thiện triệu chứng suy tim. Sau hơn 4 năm theo dõi: 82,9% bệnh nhân không có đau ngực tái phát (Bảng 3.22), không có trrường hợp nào NYHAIII, IV.

Nghiên cứu của Lorusso với thời gian theo dõi trung bình sau mổ 3,8 ± 6 năm (thay đổi từ 3tháng-9 năm): thời điểm 4 năm sau mổ, tỷ lệ bệnh nhân suy tim NYHA III, IV giảm từ 43% trước mổ xuống 24%; thời điểm 8 năm sau mổ tỷ lệ này là 35% [77]. Bax và cộng sự cho thấy cải thiện tình trạng suy tim sau mổ với độ NYHA thay đổi từ 3,26 ± 0,7 trước mổ xuống 1,6 ± 0,6 sau mổ 2 năm [78]. Kết quả nghiên cứu trong nước của Vũ Trí Thanh cũng cho thấy tỷ lệ NYHA III, IV giảm có ý nghĩa sau mổ [79].

Đánh giá về thay đổi triệu chứng khó thở trước và sau mổ, nghiên cứu của Jenkins và cộng sự với 60% bệnh nhân có triệu chứng khó thở trước mổ, kết quả 54% số bệnh nhân này hoàn toàn không còn khó thở, 22% có cải thiện nhiều, 18% cải thiện không đáng kể sau mổ 6 tháng. Một nghiên cứu khác của Mayou và Bryant sau 12 tháng phẫu thuật: tỉ lệ khó thở từ 71% trước mổ

giảm còn 39%. Nghiên cứu của Caine 63% khó thở trước mổ, sau 3 tháng tỉ lệ này là 30% [80].

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh và cũng là lý do chính người bệnh đi khám. Cải thiện triệu chứng đau ngực sau phẫu thuật, tỉ lệ tái phát theo thời gian là vấn đề được quan tâm trong phần lớn các nghiên cứu về kết quả BCCV. Đau thắt ngực tái phát thường là triệu chứng lâm sàng báo hiệu xuất hiện mới vùng cơ tim thiếu máu. Nguyên nhân có thể do phẫu thuật chưa tái tưới máu đủ các nhánh, hẹp tắc cầu nối, hoặc hẹp ĐMV tiến triển. Kết quả của Fihn và cộng sự: 80% bệnh nhân không bị đau ngực tái phát sau 5 năm phẫu thuật [80]. Trong một phân tích tổng hợp từ 9 nghiên cứu tại các trung tâm khác nhau trên 3283 bệnh nhân hẹp nhiều nhánh ĐMV được phẫu thuật, tỉ lệ đau ngực tái phát 8,9% 16 tháng sau mổ [81]. Nghiên cứu trong nước của Văn Hùng Dũng có 12 bệnh nhân đau ngực tái phát sau 3 năm theo dõi trên 146 bệnh nhân phẫu thuật (8,2%) với thời gian xuất hiện triệu chứng sớm nhất 4 tháng, muộn nhất 28 tháng, trung bình 16 tháng sau mổ. Tác giả cũng cho thấy một số yếu tố nguy cơ của đau ngực tái phát: cầu nối TMHL có nguy cơ cao gấp 1,3 lần so với cầu nối toàn động mạch, hẹp TC nặng làm tăng nguy cơ đau ngực tái phát lên gấp đôi [60].

Với thời gian theo dõi 15 năm sau mổ (2000 bệnh nhân được BCCV, 904 bệnh nhân còn sống sau 15 năm), Johan Herlitz và cộng sự cho thấy các triệu chứng đau ngực và khó thở được cải thiện và duy trì lâu dài sau mổ. Tuy nhiên theo thời gian các triệu chứng này dần tăng tỉ lệ trở lại trong nhóm nghiên cứu: sau 15 năm, 50% số bệnh nhân còn sống có triệu chứng đau ngực

ở các mức độ, 75% có biểu hiện khó thở từ nhẹ đến nặng. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng về yếu tố dự báo, tác giả nhận thấy các yếu tố về tuổi, sử dụng thuốc trợ tim, béo phì và tiểu đường tại thời điểm phẫu thuật có liên quan với tỉ lệ khó thở sau 15 năm phẫu thuật [82].

Một phần của tài liệu NGUYENCONGHUU-NgoaiTK-Sn (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w