5. Kết cấu đềtài
1.1.1.2. Vai trò của hoạtđộng bán hàng
Với các gócđộtiếp cận vềbán hàng như trên, hoạt động bán hàng có một vai trò hết sức quan trọng. Quan trọng đối với một đơn vịkinh tế, với cảmột nền kinh tếvà cảvới mỗi thành viên trong nền kinh tế đó.
+Đối với các doanh nghiệp bán hàng là khâu cuối cùng trong khâu sản xuất kinh doanh nên nó quyết định sựthành bại của doanh nghiệp. Mọi hoạt động công tác đều nhắm mục đích là bán được hàng và chỉcó bán được hàng mới thực hiện được mục
tiêu trước mắt đó là lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận là chỉtiêu chất lượng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu khâu bán hàng được tổchức tốt, hàng hóa bán ra được nhiều sẽlàm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, ngược lại nếu khâu bán hàng không được tổchức tốt sẽlàm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Tổchức tốt khâu bán hàng làm tăng lượng hàng hóa bán ra, tăng khảnăng thu hồi vốn nhanh, từ đó làm tăng vòng quay của vốn lưu động cho phép tiết kiệm một khoản vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hàng hóa khác, hoặc cho phép mởrộng quy mô kinh doanh hàng hóa của doanh nghiệp. Vì vậy hoạt động bán hàng là hoạtđộng nghiệp vụcơ bản nhất, nó chi phối và quyết định các nghiệp vụkhác của doanh nghiệp.
+ Hoạt động bán hàng được thực hiện, sản phẩm của doanh nghiệp bán ra được chứng tỏthịtrường đã chấp nhận, doanh nghiệp tạo được chữtín trên thịtrường. Bán hàng là khâu có quan hệmật thiết với khách hàng, vì vậy khâu nàyảnh hưởng tiếp tới niềm tin, uy tín và tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Đây chính là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường. Đặc biệt là trong nền kinh
tếthịtrường,ở đó thịtrường thuộc vềngười mua, thì việc thu hút được khách hàng, có quan hệtốt đẹp đối với khách hàng là yếu tố đáng kể đểquyết định khảnăng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Bán hàng là hoạt động vừa liên quan đến người sản xuất – người bán vừa liên quan đến người tiêu dùng – người mua. Vì vậy nó thúc đẩy tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp. Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp có thểthu hút được đầy đủ, chính xác các thông tin vềcung, cầu, giá cả, thịhiếu,...của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp có thểtổchức các hoạt động sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bán hàng đạt hiệu quảcao hơn.
Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập và nền kinh tếmởthì hoạt động bán hàng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình cụthểnhư sau:
+ Thứnhất, bán hàng giúp cho hàng hóa được luân chuyển từnơi sản xuất đến nơi người tiêu dùng.
+ Thứhai, bán hàng giúp cho hàng hóa và tiền tệlưu thông một cách có hiệu quả trong nền kinh tếtừ đó kích thích đầu tư và mởrộng sản xuất.
+ Thứba, bán hàng giúp luân chuyển hàng từnơi dư thừa sang nơi có nhu cầu. + Thứtư, bán hàng mang lại lợi ích cho cá nhân người mua lẫn người bán.
Từviệc phân tích trên, thấy được việc thúc đẩy và phát triển các hoạt động bán hàng sẽgiúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quảtốt. Một khi hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, nhân viên công ty sẽnỗlực hết sức trong công việc, công ty sẽ đápứng được những nhu cầu của khách hàng. Do đó thúc đẩy và phát triển các hoạt động bán hàng sẽkích thích cho xã hội phát triển, mang lại sựphồn thịnh cho quốc gia, nâng cao mức sống con người, thỏa mãn mọi nhu cầu cho tất cảmọi người trong xã hội.