6. Bố cục của luận văn
1.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Để phân tích khả năng thanh toán, các chỉ tiêu sau được sử dụng: - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 đảm bảo doanh nghiệp thanh toán được hết các khoản nợ hiện tại.
Hệ số khả năng thanh toán Tổng tài sản
= (1.21)
tổng quát Tổng nợ
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: chỉ tiêu này cho biết với tổng tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay không.
Hệ số khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn
= (1.22)
nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán nhanh hay không.
Hệ số khả năng thanh toán TSNH – HTK
= (1.23)
nhanh Nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn: chỉ tiêu này cho biết với tổng tài sản dài hạn hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn hay không.
Hệ số khả năng thanh toán Tài sản dài hạn
= (1.24)
nợ dài hạn Nợ dài hạn
Về mặt lý thuyết, các chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán và ngược lại nếu trị số nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không đảm
bảo khả năng thanh toán.
- Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả : chỉ tiêu này cao chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngay thấp.
Hệ số thanh toán nợ dài Nợ dài hạn
= (1.25)
hạn so với nợ phải trả Nợ phải trả
- Hệ số thanh toán lãi vay: chỉ tiêu này càng cao, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng tốt. Khi đó, doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán lãi vay mà còn có khả năng thanh toán nợ gốc vay.
Hệ số thanh toán lãi vay = EBIT (1.26)
Chi phí lãi vay