6. Bố cục của luận văn
2.2.2.2. Quản lý và sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn)
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ Giá Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ trọng trị trọng trọng trọng (Trđ) (Trđ) (Trđ) (%) (Trđ) (%) (%) (%) I. Tiền và các khoản tương 1.157 0,65 987 0,45 11.691 5,93 12.215 5,29 đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III.Các khoản phải 86.226 48,57 98.031 44,98 60.492 30,7 107.501 46,53 thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho 77.101 43,43 96.690 44,36 117.236 59,49 110.211 47,71 V. Tài sản ngắn 13.053 7,35 22.244 10,21 7.643 3,88 1.086 0,47 hạn khác Tổng tài sản ngắn 177.539 100 217.954 100 197.064 100 231.015 100 hạn
Từ bảng phân tích số liệu tài sản lưu động của công ty cổ phần nội thất 190, ta thấy vốn bằng tiền năm 2013 của công ty là 1.157 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,65% tổng tài sản, năm 2014 là 987 triệu đồng chiếm 0,45% tổng tài sản, năm 2015 là 11.619 triệu đồng, chiếm 5,93% tổng tài sản và năm 2016 là 12.215 triệu đồng chiếm 5,29%. Qua số liệu trên phản ánh công ty sử dụng vốn bằng tiền ở mức dưới 10% để duy trì hoạt động chi thường xuyên, đây là mức hợp lý với loại hình kinh doanh của công ty.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ năm 2013 đến năm 2016 là bằng 0, cho thấy công ty chỉ tập trung vào đầu tư phát triển ngành nghề chính, không đầu tư vào các loại chứng khoán.
Các khoản phải thu ngắn hạn thể hiện xu hướng tăng từ năm 2013 đến năm 2016, năm 2013 là 86.226 triệu đồng đến năm 2016, số liệu đã tăng lên 107.501 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng lại giảm dần qua các năm, năm 2013 là 48,57%, năm 2014 là 44,98%, năm 2015 là 30,7% và năm 2016 là 46,53%. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong tài sản ngắn hạn là tương đối lớn chứng tỏ công ty bị chiếm dụng nhiều vốn, thể hiện việc quản lý vốn của công ty là chưa tốt. Công ty cần chú ý quản lý chặt chẽ với các khoản phải thu.
Hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn từ 2013 -2015 chiếm tỷ trọng từ 43% đến 59% tổng tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho nhiều cho thấy tình hình tiêu thụ của công ty bị giảm sút. Tuy nhiên, đến năm 2016 tình hình bán hàng đã được cải thiện khi hàng tồn kho giảm xuống so với năm 2015.
Các tài sản ngắn hạn khác của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn và ngày càng giảm dần trong giai đoạn 2013 -2016.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ năm 2015
3,88 5,93 Tiền và các khoản tương
đương tiền
30,7 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
59,49 Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Nhìn vào biểu đồ mô tả cơ cấu tài sản ngắn hạn năm 2015, có thể thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là 59,49%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 30,7%, tiền và tương đương tiền là 5,93% và tài sản ngắn hạn khác là 3,88%.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ năm 2016
0,47 5,29 Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài
47,71 chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn 46,53 hạn
Hàng tồn kho
Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động năm 2016 cũng cho thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất 47,71%, các khoản phải thu ngắn hạn có tỷ trọng 46,63%, tiền và các khoản tương đương tiền là 5,29% và tài sản ngắn hạn khác là 0,47%.
Như vậy, hai biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động năm 2015 và năm 2016 thể hiện hàng tồn kho và các khoản phải thu là hai loại tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu cần được quan tâm, cải thiện để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động.