Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Vu-Thi-Thanh-Huyen-CHQTKDK2 (Trang 79 - 81)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Cơ sở giải pháp: Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng vốn cố định

ở chương 2, hiệu quả sử dụng vốn cố định có xu hướng giảm xuống năm 2013, 1 đồng vốn cố định bình quân tạo ra 6,67 đồng doanh thu thuần đến năm 2016,1 đồng tài sản cố định bình quân tạo ra 4,82 đồng doanh thu thuần. Mặc dù công ty đã chú trọng đổi mới tài sản cố định nhưng tài sản cố định của công ty tăng từ 104 tỷ lên 148 tỷ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị ngày càng tăng, vì vậy công ty cần chủ động đầu tư mua sắm thiết bị.

Nội dung giải pháp:

- Đầu tư có chiều sâu và mua sắm thêm TSCĐ để tăng tỷ trọng TSCĐ

Một số loại máy móc, thiết bị đã đầu tư từ năm 2005 đến nay đã xuống cấp và lạc hậu, công suất của máy không cao, ảnh hưởng đến chi phí chung và tốc độ luân chuyển vốn vì vậy trong thời gian tới công ty có kế hoạch đầu tư thêm một số máy móc, thiết bị, công nghệ mới để thay thế dần cho máy móc thiết bị cũ lạc hậu đồng thời gia tăng tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản.

- Tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty.

Cơ sở giải pháp: Công ty cổ phần nội thất 190 đã tiến hành phân cấp

quản lý theo nguyên tắc tài sản cố định thuộc bộ phận nào thì bộ phận đó trực tiếp quản lý. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.

Nội dung giải pháp: Công ty phân cấp quản lý tài sản cố định đến từng

người lao động theo hình thức khoán để nâng cao trách nhiệm của người lao động đối với việc quản lý và sử dụng tài sản cố định và có các hình thức khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản tốt, phát huy năng lực sản xuất của tài sản cố định. Bên cạnh đó, có các hình thức xử phạt xác đáng nghiêm minh với người gây thiệt hại về tài sản cố định.

- Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ hợp lý

Cơ sở giải pháp: Hiện tại, công ty đang áp dụng khấu hao theo đường

thẳng, đây là phương pháp giản đơn, dễ tính và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của tài sản cố định. Do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn chậm, tài sản cố định của công ty chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.

Nội dung giải pháp: Trong sản xuất kinh doanh khấu hao là một loại chi

phí làm giảm tài sản cố định của công ty. Khấu hao là chi phí không xuất quỹ nhưng có tác động đến mức thuế phải nộp. Việc tăng chi phí khấu hao sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận dẫn đến thuế thu nhập phải nộp ít hơn do đó tác động đến lượng tiền sau thuế. Vì thế, công ty cần xác định đúng mức khấu hao trong năm, đúng giá trị tài sản để thực hiện tái đầu tư, nâng cao chất lượng, năng lực sản xuất. Công ty nên xem xét việc áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần với những tài sản có giá trị lớn, hao mòn vô hình cao.

Đồng thời, sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của công ty nhằm tăng năng lực sản xuất của tài sản cố định.

- Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định:

Cơ sở giải pháp:Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, sự thay

đổi giá cả thường xuyên diễn ra. Điều đó làm cho nguyên giá tài sản và giá trị còn lại của tài sản bị phản ánh sai lệch so với giá trị thực tế. Tuy nhiên, công ty chưa thực hiện việc đánh giá lại tài sản cố định.

Nội dung giải pháp: Hàng năm công ty cần tổ chức đánh giá, xác định

lại giá trị thực của từng loại tài sản dùng trong kinh doanh. Việc thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản cố định giúp tính toán chính xác khấu hao của tài sản cố định hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Vu-Thi-Thanh-Huyen-CHQTKDK2 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w