Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27099 (Trang 29 - 32)

- Phương pháp hồi cứu số liệu:

Tiến hành thu thập, tham khảo, kế thừa tài liệu sẵn có để tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung của nhiệm vụ. Tra cứu, sử dụng tất cả các tài liệu liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo. Công trình khoa học của các tác giả trong nước và ngoài nước đã được công bố liên quan đến đề tài.

- Phương pháp phỏng vấn:

Dùng bộ ảnh màu cá phỏng vấn trực tiếp người dân để tham khảo danh lục loài cá tại khu vực nghiên cứu. Ghi chép các dẫn liệu điều tra phỏng vấn người dân, ngư dân địa phương trong khu vực nghiên cứu về các loài cá kinh tế, các loài cá còn, các loài cá mất đi.

- Phương pháp thu mẫu thực địa:

Mẫu cá được thu trực tiếp bằng các loại ngư cụ khác nhau như: lưới, vợt, các loại bẫy cá và các phương pháp dựa vào kinh nghiệm đánh bắt cá của người dân địa phương (đắp kè, đặt bát quái, vó…). Ngoài ra, mẫu cá còn được thu mua từ ngư dân và ở chợ địa phương. Với tổng số mẫu thu được qua các đợt điều tra, khảo sát là 260 mẫu cá.

Bảo quản mẫu: Các mẫu được ngâm bảo quản trong hộp nhựa với dung dịch formalin 5% trong 2 - 5 giờ để cố định mẫu, sau đó tiến hành rửa sạch bằng nước và ngâm trong dung dịch cồn 70% để bảo quản. Bên ngoài hộp mẫu được dán nhãn, ghi rõ các thông tin như: khu vực nghiên cứu, ngày thu mẫu, tọa độ nghiên cứu.

-Phương pháp trong phòng thí nghiệm:

Tiến hành phân tích đặc điểm hình thái theo hướng dẫn của Pravdin I. F. (1973) [52] (hình 2.2).

Hình 2.2. Các chỉ số đo phân loại cá

Chú thích: 1. Chiều dài tổng cộng; 2. Chiều dài đến tia giữa của vây đuôi; 3. Chiều dài không có vi đuôi; 4. Chiều dài đầu; 5. Đường kính mắt; 6. Chiều dài đầu sau mắt; 7. Chiều dài gốc vi lưng 2; 8. Chiều dài cuống đuôi; 9. Chiều cao thân; 10. Chiều cao cuống đuôi; 11. Số vẩy đường bên; 12. Số vẩy trên đường bên; 13. Số vẩy dưới đường bên.

Định loại cá dựa theo các tài liệu trong nước và ngoài nước như: Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên (1978) [14]; Cá nước ngọt Việt Nam tập 1 của Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân (2001) [13], tập 2,3 của Nguyễn Văn Hảo (2005) [1], [35]; Các tài liệu định loài khác của các tác giả nước ngoài: Kottelat, 2001[15]; trang web Fishbase [12]; Xác định loài nguy cấp, quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 [53] và Danh lục Đỏ IUCN 2018 [54].

Trình tự các bộ, họ, giống, loài được xắp xếp theo hệ thống phân loại của Eschmeyer (1998) [55], Fishbase.org (2018).

- Phương pháp xác định tính tương đồng giữa các khu hệ cá: Đánh giá tính tương đồng về thành phần loài cá giữa khu vực nghiên cứu với các khu vực khác theo công thức tính chỉ số tương đồng Sorensen [56].

2C SI =

(A+B). Trong đó:

SI: Chỉ số tương đồng (Index of Similarity hay Sorensen’s Index); C: số lượng loài xuất hiện cả ở 2 khu vực A và B;

A: số lượng loài của khu vực A; B: số lượng loài của khu vực B.

Hệ số gần gũi biến thiên từ 0 tới 1. Mối quan hệ giữa hai khu hệ càng lớn (SI càng dần tiến đến 1), thành phần loài trong hai khu hệ càng giống nhau. Ngược lại, mối quan hệ giữa hai khu hệ càng nhỏ (SI càng dần về 0), thành phần loài ở trong hai khu hệ càng khác xa nhau.

- Phương pháp đo chỉ tiêu môi trường nước: Đo hàm lượng Oxy hòa tan và pH theo phương pháp dùng thuốc thử chuẩn - so màu với bộ Test kid Sera (Đức).

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27099 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w