Phân bố theo loại hình thủy vực

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27099 (Trang 46 - 48)

Khu vực rừng đặc dụng Na Hang với sự hình thành và chia cắt bởi hồ thủy điện Tuyên Quang được chia làm hai kiểu hệ sinh thái thủy vực:

+ Hệ sinh thái nước đứng bao gồm các ao, hồ, hồ thủy điện.

+ Hệ sinh thái nước chảy bao gồm các sông, nhánh sông, suối, thác ghềnh. Những dẫn liệu về sự phân bố của các loài cá theo thủy vực được thống kê và trình bày trong bảng 3.1 và thể hiện ở hình 3.4.

35 33 30 26 25 23 20 15 10 5 0

Hồ (nước tĩnh) Sông (nước chảy) Suối (nước chảy)

Hình 3.4. Phân bố thành phần loài cá tại các loại hình thủy vực a) Kiểu sinh cảnh nước đứng/nước tĩnh

Sự phân bố các loài cá hệ sinh thái nước đứng như ao, hồ, hồ thủy điện, hố, vũng sâu trong khu vực nghiên cứu có sự nghèo nàn nhất về thành phần loài hơn hệ sinh thái nước chảy như sông, suối (với 23 loài). Có thể nguyên nhân là do sự nghèo nàn về sinh cảnh, điều kiện môi trường sống với hàm lượng oxy hòa tan trung bình khoảng 4mg/l (phụ lục 2) nên loài bắt gặp tương đối thấp. Chủ yếu ghi nhận nhiều loài thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) và họ cá Trê (Claridae), đây là những loài cá có khả năng thích nghi với điều kiện oxy khá thấp và ngưỡng oxy rộng như cá Chép (Cyprinus carpio), cá Trê (Clarius

fuscus)... Trong đợt nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng đã ghi nhận được sự phân bố và kích thước các loài sống trong môi trường nước chảy nhẹ hoặc hồ chứa có kích thước cơ thể lớn như cá Chép (Cyprinus carpio), Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá Mè hoa (Hypophthalmichthys nobilis).... Đặc biệt ở khu vực hồ thủy điện, các loài cá như cá Trắm cỏ, cá Mè hoa có thể đạt khối lượng hơn 10kg.

b) Kiểu sinh cảnh nước chảy

Hệ sinh thái nước chảy với những ưu thế về điều kiện sống như: đa dạng sinh cảnh, nồng độ oxy cao, nguồn thức ăn đa dạng. Vì vậy, hệ sinh thái nước chảy có số lượng loài nhiều và phong phú hơn hệ sinh thái nước đứng. Tuy nhiên, trong cùng dạng hệ sinh thái nước chảy cũng có sự khác nhau giữa các sinh cảnh. Hệ sinh thái nước chảy ở sông có số loài lớn nhất với 33 loài trong khi cùng hệ sinh thái nước chảy nhưng ở suối số lượng loài thấp hơn (26 loài). Sự khác nhau về độ lớn nhỏ, chiều dài của thủy vực nước chảy, diện tích mặt nước và đa dạng sinh cảnh sống ở lưu vực sông lớn hơn nhiều so với suối có thể là lý do giải thích cho nguyên nhân này.

Khi nghiên cứu tại các nhánh suối trong khu vực rừng đặc dụng Na Hang như suối Thác Mơ, Vằng Bo, Ngòi Nè, Kéo Tấu, nơi có tốc độ dòng chảy nhanh, nhiều ghềnh, nhiều mạch nước chảy ngầm và nền đáy cứng, độ pH ghi nhận được từ 7,5-8,0 và hàm lượng oxy thường ≥ 5 mg/l (phụ lục 2) bắt gặp các loài cá trong họ cá Chạch vây bằng (Balitoridae) và họ cá Bống trắng (Gobiidae), những loài thường được ghi nhận ở những nơi có hàm lượng oxy hòa tan cao. Cơ thể cá thường có cấu trúc thon dài, kích thước nhỏ hệ xương và vây phát triển mạnh, nhiều loài có giác bám hoặc miệng thường nằm phía dưới có tác dụng như một giác bám để gắn cơ thể vào nền đáy chịu được sức ép của dòng chảy mạnh. Thức ăn của chúng thường là rong tảo và các loài động vật phù du (hình 3.5; 3.6).

Hình 3.5. Giác bám ở mặt bụng của loài Cá Bống đá Rhinogobius giurinus

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27099 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w