CÁC LOÀI CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27099 (Trang 50 - 52)

Theo quan điểm chung, cá kinh tế là những loài cá vừa có sản lượng, năng suất cao, chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng, khai thác cho nhiều mục đích của cuộc sống như làm thực phẩm, dược phẩm, làm cá cảnh, v.v. [28].

Trên cơ sở các tài liệu đã nghiên cứu và kết quả của 3 đợt điều tra, cũng như điều tra, phỏng vấn người dân địa phương cho thấy, các loài cá được coi là có giá trị kinh tế ở khu vực rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận ghi nhận có 20 loài (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Các loài cá có giá trị kinh tế tại rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận

STT Tên loài STT Tên loài

1 Cá Chép 11 Cá Chiên

2 Cá Diếc 12 Cá Lăng chấm

4 Cá Mè trắng 14 Lươn

5 Cá Trắm cỏ 15 Cá Chạch sông

6 Cá Trắm đen 16 Cá Rô

7 Cá Mương 17 Cá Rô phi vằn

8 Cá Vền 18 Cá Quả

9 Cá Trôi Ấn độ 19 Cá Chuối

10 Cá Nheo 20 Cá Rô mo

Trong số các loài cá kinh tế này, có những loài cá kinh tế phổ biến cho cả nước như cá Chép, cá Mè hoa, cá Trắm cỏ, cá Quả,... Một số loài cá chỉ có mặt ở trong vùng, là những đối tượng kinh tế, mang tính đặc trưng chỉ có ở hệ thống sông suối miền Bắc như cá Trắm đen, cá Chiên, cá Lăng. Có những loài trước đây ít được khai thác nhưng hiện nay lại trở thành những loài có giá bởi sản lượng khai thác cao, được đánh bắt chủ yếu ở khu vực lòng hồ thủy điện đã trở lên quen thuộc trong đời sống của cư dân như: cá Mương, cá Rô phi. Một số loài cá có giá trị cao được tuyển chọn để nuôi trong các ao, hồ, lồng bè (Cá Lăng, cá Nheo, cá Chép, Trắm đen, Cá Trắm cỏ) cũng đang được nuôi tại các lồng bè trên hồ thủy điện Tuyên Quang (hình 3.8).

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27099 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w