Trong tổng số 34 giống cá có 5 giống đa loài, từ 2-3 loài chiếm, 14,7%; và 29 giống đơn loài chiếm 85,3%. Trong số 34 loài có 2 giống có số loài đa dạng nhất với 3 loài là giống cá Chạch suối Schistura và giống cá Quả
Channa, mỗi giống chiếm 7,30%. Tiếp đến là giống Hypophthalmichthys, Hemibagrus, Rhinogobius có 2 loài mỗi giống chiếm 4,88%. Các giống còn loại chỉ có 1 loài chiếm 2,44% (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Số loài và tỷ lệ % trong các giống tại khu vực nghiên cứu
STT Tên giống Số % TT Tên giống Số %
loài loài 1 Schistura 3 7,30 18 Megalobrama 1 2,44 2 Channa 3 7,30 19 Rhodeus 1 2,44 3 Hypophthalmichthys 2 4,88 20 Labeo 1 2,44 4 Hemibagrus 2 4,88 21 Misgurnus 1 2,44 5 Rhinogobius 2 4,88 22 Vanmanenia 1 2,44 6 Cyprinus 1 2,44 23 Pterocryptis 1 2,44 7 Carassius 1 2,44 24 Silurus 1 2,44
STT Tên giống Số % TT Tên giống Số % loài loài 8 Puntius 1 2,44 25 Bagarius 1 2,44 9 Opsarichthys 1 2,44 26 Glyptothorax 1 2,44 10 Ctenopharyngodon 1 2,44 27 Pelteobagrus 1 2,44 11 Mylopharyngodon 1 2,44 28 Clarius 1 2,44 12 Acrossocheilus 1 2,44 29 Monopterus 1 2,44 13 Hemibarbus 1 2,44 30 Mastacembelus 1 2,44 14 Neolissochilus 1 2,44 31 Anabas 1 2,44 15 Placogobio 1 2,44 32 Macropodus 1 2,44 16 Pseudohemiculter 1 2,44 33 Oreochromis 1 2,44 17 Sinibrama 1 2,44 34 Coreoperca 1 2,44 Tổng cộng 41 100 3.2.4. Về bậc loài
Trong 4 bộ, bộ cá Chép (Cyprimiformes) có số lượng loài nhiều nhất với 22 loài, chiếm 53,7%; đứng thứ hai là bộ cá Vược (Perciformes) có 9 loài, chiếm 21,9%. Tiếp theo là bộ cá Da trơn (Siluriformes) có 8 loài chiếm 19,5 %. Thấp nhất là bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) chỉ có 2 loài, chiếm 4,9% (hình 3.3). 53.7 51 9. 92 1. 94 .
CYPRIMIFORMES SILURIFORMES SYNBRANCHIFORMES PERCIFORMES
3.3. QUAN HỆ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ GIỮA KHU VỰC RỪNG ĐẶCDỤNG NA HANG VÀ CÁC KHU VỰC KHÁC. DỤNG NA HANG VÀ CÁC KHU VỰC KHÁC.
So sánh tính tương đồng giữa rừng đặc dụng Na Hang với một số thủy vực của các vườn quốc gia và khu hệ cá khác cùng dạng sinh cảnh địa hình núi đá vôi được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Chỉ số tương đồng giữa khu hệ cá RĐD Na Hang với một số khu hệ cá khác
TT Địa điểm Tổng loài C SI Nguồn tài liệu
Khu vực hồ Ba
1 Bể và vùng phụ 106 32 0,44 VQG Ba Bể [58] cận
2 VQG Cúc 66 23 0,43 VQG Cúc Phương [59]
Phương
3 VQG Phong Nha 74 22 0,38 Nguyễn Đình Tạo
- Kẻ Bàng (2015) [29]
Số liệu từ bảng 3.4 cho thấy, tuy cùng thủy vực dạng sinh cảnh núi đá vôi nhưng tính tương đồng có sự khác nhau giữa các khu vực. Thành phần loài cá RĐD Na Hang có tính tương đồng cao nhất với thành phần cá ở khu vực hồ Ba Bể và vùng phụ cận (SI = 0,44). Trong 66 loài cá ghi nhận ở VQG Cúc Phương, có 23 loài cũng xuất hiện ở khu vực RĐD Na Hang, với chỉ số tương đồng SI = 0,43. Chỉ số tương đồng đạt giá trị thấp nhất (SI = 0,38) khi tiến hành so sánh với thành phần khu hệ cá VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Chỉ số này cho thấy rõ được sự tương đồng về thành phần loài của RĐD Na Hang với khu hệ cá ở miền Bắc (hồ Ba Bể, VQG Cúc Phương) so với khu hệ cá của vùng Bắc Trung Bộ (VQG Phong Nha- Kẻ Bàng) có khoảng cách xa về vị trí địa lý, sự khác biệt về chế độ khí hậu, thủy văn.
3.4. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI CÁ
Qua đợt điều tra, thu mẫu thực địa chúng tôi nhận thấy rằng thành phần loài của khu vực nghiên cứu mang nét đặc trưng cơ bản của thành phần loài cá
vùng núi miền Bắc Việt Nam. Chúng thích nghi với mỗi loại hình thủy vực và có sự phân bố theo sinh cảnh và độ cao khác nhau.
3.4.1. Phân bố theo loại hình thủy vực
Khu vực rừng đặc dụng Na Hang với sự hình thành và chia cắt bởi hồ thủy điện Tuyên Quang được chia làm hai kiểu hệ sinh thái thủy vực:
+ Hệ sinh thái nước đứng bao gồm các ao, hồ, hồ thủy điện.
+ Hệ sinh thái nước chảy bao gồm các sông, nhánh sông, suối, thác ghềnh. Những dẫn liệu về sự phân bố của các loài cá theo thủy vực được thống kê và trình bày trong bảng 3.1 và thể hiện ở hình 3.4.
35 33 30 26 25 23 20 15 10 5 0
Hồ (nước tĩnh) Sông (nước chảy) Suối (nước chảy)
Hình 3.4. Phân bố thành phần loài cá tại các loại hình thủy vực a) Kiểu sinh cảnh nước đứng/nước tĩnh
Sự phân bố các loài cá hệ sinh thái nước đứng như ao, hồ, hồ thủy điện, hố, vũng sâu trong khu vực nghiên cứu có sự nghèo nàn nhất về thành phần loài hơn hệ sinh thái nước chảy như sông, suối (với 23 loài). Có thể nguyên nhân là do sự nghèo nàn về sinh cảnh, điều kiện môi trường sống với hàm lượng oxy hòa tan trung bình khoảng 4mg/l (phụ lục 2) nên loài bắt gặp tương đối thấp. Chủ yếu ghi nhận nhiều loài thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) và họ cá Trê (Claridae), đây là những loài cá có khả năng thích nghi với điều kiện oxy khá thấp và ngưỡng oxy rộng như cá Chép (Cyprinus carpio), cá Trê (Clarius
fuscus)... Trong đợt nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng đã ghi nhận được sự phân bố và kích thước các loài sống trong môi trường nước chảy nhẹ hoặc hồ chứa có kích thước cơ thể lớn như cá Chép (Cyprinus carpio), Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá Mè hoa (Hypophthalmichthys nobilis).... Đặc biệt ở khu vực hồ thủy điện, các loài cá như cá Trắm cỏ, cá Mè hoa có thể đạt khối lượng hơn 10kg.
b) Kiểu sinh cảnh nước chảy
Hệ sinh thái nước chảy với những ưu thế về điều kiện sống như: đa dạng sinh cảnh, nồng độ oxy cao, nguồn thức ăn đa dạng. Vì vậy, hệ sinh thái nước chảy có số lượng loài nhiều và phong phú hơn hệ sinh thái nước đứng. Tuy nhiên, trong cùng dạng hệ sinh thái nước chảy cũng có sự khác nhau giữa các sinh cảnh. Hệ sinh thái nước chảy ở sông có số loài lớn nhất với 33 loài trong khi cùng hệ sinh thái nước chảy nhưng ở suối số lượng loài thấp hơn (26 loài). Sự khác nhau về độ lớn nhỏ, chiều dài của thủy vực nước chảy, diện tích mặt nước và đa dạng sinh cảnh sống ở lưu vực sông lớn hơn nhiều so với suối có thể là lý do giải thích cho nguyên nhân này.
Khi nghiên cứu tại các nhánh suối trong khu vực rừng đặc dụng Na Hang như suối Thác Mơ, Vằng Bo, Ngòi Nè, Kéo Tấu, nơi có tốc độ dòng chảy nhanh, nhiều ghềnh, nhiều mạch nước chảy ngầm và nền đáy cứng, độ pH ghi nhận được từ 7,5-8,0 và hàm lượng oxy thường ≥ 5 mg/l (phụ lục 2) bắt gặp các loài cá trong họ cá Chạch vây bằng (Balitoridae) và họ cá Bống trắng (Gobiidae), những loài thường được ghi nhận ở những nơi có hàm lượng oxy hòa tan cao. Cơ thể cá thường có cấu trúc thon dài, kích thước nhỏ hệ xương và vây phát triển mạnh, nhiều loài có giác bám hoặc miệng thường nằm phía dưới có tác dụng như một giác bám để gắn cơ thể vào nền đáy chịu được sức ép của dòng chảy mạnh. Thức ăn của chúng thường là rong tảo và các loài động vật phù du (hình 3.5; 3.6).
Hình 3.5. Giác bám ở mặt bụng của loài Cá Bống đá Rhinogobius giurinus
3.4.2. Sự phân bố theo độ cao
Hình 3.6. Đặc điểm cấu trúc thân thon
dài của giống Cá Chạch suối Schistura
Mỗi sinh cảnh và đai độ cao khác nhau có sự thích nghi với môi trường và sự phân bố của các loài khác nhau. Khi tiến hành nghiên cứu theo đai độ cao, chúng tôi nhận thấy có sự phân hóa rõ rệt theo đai độ cao về số lượng thành phần loài tại khu vực nghiên cứu (Bảng 3.2). Tại các sông, suối, hồ thủy điện, nơi có độ cao từ 150-400 m mà nhóm tác giả tiến hành khảo sát, số lượng thành phần loài khá phong phú, trong số 41 loài chúng tôi đã ghi nhận đều xuất hiện
ở đai độ cao này. Ở độ cao từ 400-800 m, số lượng loài tương đối thấp (13 loài) xuất hiện ở độ cao này, chủ yếu là các loài sống trong các khe suối nhỏ. Tại khu vực nhánh suối Kéo Tấu (xã Khau Tinh), nơi có độ cao trên 800 m, thành phần loài ở đây rất ít gặp, phổ biến là loài cá bống đá (Rhinogobius giurinus) và các loài thuộc giống cá chạch suối (Schistura).
Sự phân bố thành phần loài theo đai độ có sự tỉ lệ thuận với sự phân chia theo loại hình thủy vực tại khu vực nghiên cứu. Ở độ cao từ 150-400 m có sự xuất hiện của 2 loài hình thủy vực nước đứng (hồ) và nước chảy (sông, suối). Tuy nhiên càng lên cao, loại hình thủy vực và diện tích mặt nước bị thu hẹp, chủ yếu là các nhánh suối nhỏ, các khe suối với điều kiện môi trường nền đáy cát sỏi.
3.5. CÁC LOÀI CÁ CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tác động của môi trường, khí hậu cũng như do nhiều nguyên nhân khác nhau nên nhiều loài động, thực vật đã bị
tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng, các nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học không ngừng bị suy giảm. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra Danh lục Đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Ở Việt Nam, việc đánh giá tình trạng bị đe doạ và phân hạng theo tiêu chuẩn của IUCN, cũng như các dẫn liệu về phân bố, số lượng, sinh học, sinh thái của các loài quý hiếm cũng như danh sách các loài quý hiếm được tổng kết trong cuốn Sách Đỏ Việt Nam (2007).
Theo kết quả điều tra khu hệ cá của khu vực nghiên cứu, đối chiếu với danh sách các loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), cho thấy trong 41 loài đã được ghi nhận có 03 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [52]: Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus) cấp VU, Cá chiên (Bagarius bagarius) cấp VU; Cá Chuối hoa (Channa maculata) thuộc cấp EN; theo Danh lục Đỏ IUCN [53] có 03 loài có giá trị bảo tồn, trong đó 01 loài bậc VU: Cá Chép (Cyprinus carpio), 02 loài bậc NT là Cá Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) và Cá chiên (Bagarius bagarius) (hình 3.7).
a). Cá Chuối hoa - Channa maculata b). Cá Lăng chấm - Hemibagrus guttatus
c). Cá chiên - Bagarius bagarius
Hình 3.7. Một số loài cá được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam
Các công trình nghiên cứu của Hill và Hallam [59] và báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ thiên nhiên Na Hang đến năm
2020 của Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang, 2013 [50] đã chỉ ra rằng, RĐD Na Hang trước đây đã được ghi nhận là nơi sinh sống của 2 loài cá trong Sách đỏ Việt Nam bậc VU là Rầm xanh (Sinilabeo lemassoni) và Anh vũ (Semilabeo notabilis). Tuy nhiên, trong các đợt nghiên cứu năm 2017 và 2018, chưa ghi nhận được cá thể nào. Có thể việc xây đập thủy điện cũng như khai thác quá mức bởi giá trị thực phẩm của hai loài này đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sự phân bố và làm giảm số lượng của chúng ngoài tự nhiên.
Vì vậy để bảo vệ, bảo tồn các loài cá quý hiếm cũng như phục hồi khu hệ cá tại rừng đặc dụng Na Hang cần thiết phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng và vùng phụ cận về bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên. Quy định các vùng hạn chế đánh bắt, quy định kích thước tối thiểu của các đối tượng được phép đánh bắt và kích thước mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng trong khai thác cùng với việc nghiêm cấm các hành động có tính chất huỷ diệt nguồn lợi (chất nổ, hoá chất, bả độc, kích điện,...) trong khai thác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của các loài thủy sản.
3.6. CÁC LOÀI CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ
Theo quan điểm chung, cá kinh tế là những loài cá vừa có sản lượng, năng suất cao, chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng, khai thác cho nhiều mục đích của cuộc sống như làm thực phẩm, dược phẩm, làm cá cảnh, v.v. [28].
Trên cơ sở các tài liệu đã nghiên cứu và kết quả của 3 đợt điều tra, cũng như điều tra, phỏng vấn người dân địa phương cho thấy, các loài cá được coi là có giá trị kinh tế ở khu vực rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận ghi nhận có 20 loài (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Các loài cá có giá trị kinh tế tại rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận
STT Tên loài STT Tên loài
1 Cá Chép 11 Cá Chiên
2 Cá Diếc 12 Cá Lăng chấm
4 Cá Mè trắng 14 Lươn
5 Cá Trắm cỏ 15 Cá Chạch sông
6 Cá Trắm đen 16 Cá Rô
7 Cá Mương 17 Cá Rô phi vằn
8 Cá Vền 18 Cá Quả
9 Cá Trôi Ấn độ 19 Cá Chuối
10 Cá Nheo 20 Cá Rô mo
Trong số các loài cá kinh tế này, có những loài cá kinh tế phổ biến cho cả nước như cá Chép, cá Mè hoa, cá Trắm cỏ, cá Quả,... Một số loài cá chỉ có mặt ở trong vùng, là những đối tượng kinh tế, mang tính đặc trưng chỉ có ở hệ thống sông suối miền Bắc như cá Trắm đen, cá Chiên, cá Lăng. Có những loài trước đây ít được khai thác nhưng hiện nay lại trở thành những loài có giá bởi sản lượng khai thác cao, được đánh bắt chủ yếu ở khu vực lòng hồ thủy điện đã trở lên quen thuộc trong đời sống của cư dân như: cá Mương, cá Rô phi. Một số loài cá có giá trị cao được tuyển chọn để nuôi trong các ao, hồ, lồng bè (Cá Lăng, cá Nheo, cá Chép, Trắm đen, Cá Trắm cỏ) cũng đang được nuôi tại các lồng bè trên hồ thủy điện Tuyên Quang (hình 3.8).
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
1) Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 41 loài cá thuộc 34 giống, 15 họ, 4 bộ tại các thủy vực ở rừng đặc dụng Na Hang. Trong đó, bộ cá Chép có tổng số lượng loài lớn nhất gồm 22 loài, Bộ Cá Vược 9 loài, bộ cá Da trơn có 8 loài và bộ cá Mang liền có 2 loài.
2) Ghi nhận bổ sung 4 loài (3 loài ghi nhận mới và 1 loài ghi nhận lại) cho danh lục thành phần loài khu hệ cá khu vực RĐD Na Hang: Neolissochilus benasi, Pelteobagrus fulvidraco, Schistura incerta, Placogobio nahangensis, khi so sánh với danh lục thành phần loài của dự án PARC năm 2002 (16 năm trước đây).
3) Thành phần loài khu hệ cá RĐD Na Hang có sự tương đồng với khu hệ cá ở miền Bắc (hồ Ba Bể, VQG Cúc Phương) giá trị đạt SI = 0,44, trong khi tính tương đồng thấp với khu hệ cá Bắc Trung Bộ (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng) giá trị SI= 0,38.
4) Sự phân bố các loài cá tại khu vực nghiên cứu có sự khác nhau khá rõ giữa các loại hình thủy vực (loại hình dạng nước đứng hồ chứa với 23 loài); loại hình nước chảy ở sông với 33 loài; loại hình nước chảy ở suối với 26 loài) và theo đai độ cao (100-400m: 41 loài; 400-800m: 13 loài). Họ cá chép (Cypprinidae) được ghi nhận nhiều ở thủy vực hồ chứa, các hố nước sâu. Họ cá chạch vây bằng (Balitoridae) và họ cá Bống trắng (Gobiidae) thường bắt gặp nhiều ở các thủy vực nước chảy nhanh. Càng lên cao, mức độ đa dạng thành phần loài ở đây càng giảm. Tại đai cao 400-800m, chủ yếu là loài Cá Bống đá (Rhinogobius giurinus) và các loài thuộc giống Cá Chạch suối (Schistura).
5) Trong 41 loài cá đã xác định tại rừng đặc dụng Na Hang có 5 loài nguy cấp quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó: có 03 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): 02 loài cấp VU, 01 loài cấp EN; 03 loài có giá trị bảo tồn trong Danh lục Đỏ IUCN: 01 loài cấp VU, 02 loài cấp NT.
4.2. ĐỀ NGHỊ
1) Cần quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Rừng đặc dụng Na Hang. Quản lý chặt chẽ việc phát triển du lịch và nuôi cá lồng bè tại lòng hồ thủy điện để giảm thiểu sự tác động đến môi trường và chất lượng nước tại đây.
2) Cần ưu tiên bảo vệ các loài cá quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam đã được ghi nhận như: Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus), Cá Chiên