Hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 32 - 34)

Những năm qua, xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch, đồng thời hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên – Huế cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại 1. Tỉnh đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển mạnh mẽ, đồng bộ. Các ngành giao thông, điện, cấp thoát nước, sân bay, cảng biển… không ngừng phát triển và đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng tốt nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hạ tầng giao thông: Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quan tâm phát triển giao thông kết nối liên vùng. Đó là đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông mang tầm vóc quốc gia, tạo thành hệ thống liên hoàn giữa các vùng, rút ngắn khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa với các vùng đồng bằng, đô thị. Việc hoàn thành nâng cấp sân bay Phú Bài thành sân bay quốc tế đã đáp ứng việc cất, hạ cánh cho máy bay cỡ lớn, bay cả ban ngày lẫn ban đêm và trong mọi thời tiết, có khả năng đón các chuyến bay từ nước ngoài vào để tạo điều kiện cho khách du lịch nước ngoài bay trực tiếp đến Huế. Đưa vào sử dụng cầu cảng nước sâu Chân Mây với khả năng đón tàu 50 ngàn tấn, mở ra một hướng phát triển mới

cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Bên cạnh đó, thông xe hầm đường bộ Hải Vân, đường Hồ Chí Minh phía Tây đã tháo gở những ách tắc trầm trọng cho việc lưu thông hành khách theo hướng tuyến Bắc - Nam nhất là trong mùa cao điểm. Hạ tầng giao thông nông thôn cũng đã được kiên cố hóa rộng khắp, tuyến đường lên hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới đã được nâng cấp, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng. Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm [25].

Hệ thống cấp nước sinh hoạt trong đô thị Huế và vùng phụ cận được nâng cấp, cải tạo; xây mới hệ thống cấp nước thị trấn Phú Lộc và các xã lân cận, hệ thống cấp nước thị trấn Phong Điền; hoàn thành lắp đặt các tuyến cấp nước tập trung vượt phá Tam Giang- Cầu Hai để cung 388 cấp nước cho nhân dân các xã ven biển; nâng tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh trên toàn tỉnh lên 93%; trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 72% [25].

Hệ thống cấp điện: Đến nay, đơn vị đã đưa điện lưới về 152/152 xã, phường trên toàn tỉnh. thôn, bản đã có điện lưới; tỷ lệ hộ sử dụng điện là 99,5%. Tỷ lệ đường phố chính đô thị đã được chiếu sáng 326,24 km trên tổng số 513,67 km, đạt 63,51%; tỷ lệ ngõ hẻm đã có chiếu sáng là 78,86 km trên tổng số 539,2 km đường ngõ hẻm, đạt 14,6 % [25].

Hạ tầng xử lý chất thải: Đã hoàn thành dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô; đang triển khai xây mới khu xử lý chất thải phía Nam thành phố Huế; triển khai dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế. Hình thành hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, xã; cơ bản hoàn thành các công trình vệ sinh trong trường học và một số nơi công cộng.

Hạ tầng công nghệ thông tin: Được chú trọng đầu tư theo hướng xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm công nghệ thông tin mạnh. 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và 152 xã, phường, thị trấn đã kết nối mạng LAN phục vụ tốt công tác điều hành, quản lý công việc; 90% doanh nghiệp kết nối Internet. Phát triển hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên-Huế (GISHue); hoàn thành xây dựng một số cơ sở dữ liệu chuyên để đưa vào khai thác, sử dụng trên nhiều lĩnh vực [25]. Hạ tầng viễn thông và truyền thông được đầu tư theo hướng cáp quang, ngầm hóa và dùng chung hạ tầng mạng vừa đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ ứng dụng có chất

lượng cao vừa đảm bảo mỹ quan môi trường đô thị và các khu dân cư; đã hoàn thành ngầm hóa mạng cáp viễn thông và cáp truyền hình tại trung tâm thị xã.

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w