Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 36 - 37)

Thừa Thiên - Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Với gần 1000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới (năm 1993) [23]. Bên cạnh đó, nơi đây đồng thời là một trung tâm quan trọng của đạo Phật. Ở Huế và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại hàng chục ngôi chùa được xây dựng trên 300 năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng từ đầu thế kỉ 20.

Thừa Thiên - Huế còn là nơi tập trung những di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng, được bảo tồn, khai thác và phát huy. Từ những loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình bác học, nghệ thuật trang trí đến những phong tục tập quán mang đậm những nét riêng của từng vùng đất. Trong đó, Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (tháng 11/ năm 2003) và đang được tích cực gìn giữ và phát huy giá trị [23]. Các loại hình múa hát cung đình, lễ nhạc cung đình, tuồng Huế, ca Huế, ca kịch Huế và các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ đã và đang tiếp tục được đầu tư sưu tầm, khôi phục, phát huy và phát triển.

Thừa Thiên - Huế có hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền. Hiện nay, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy, bao gồm: Lễ hội cung đình Huế (lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã Tắc; lễ hội thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn, Lễ Truyền Lô,..); các lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo (lễ hội Điện Huệ Nam, lễ hội Quán Thế Âm, lễ Phật Đản...); lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, thành hoàng; lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề (lễ hội Cầu ngư, Vật võ Làng Sình, vật võ Làng Thủ Lễ, Đu tiên Phong Điền, lễ hội Làng Chuồn,

lễ hội đua ghe,...) và nhiều lễ hội khác như: Lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 36 - 37)