Phương hướng phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thốn gở tỉnh

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 88 - 91)

Thừa Thiên – Huế

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng. Phát triển làng nghề truyền thống

phục vụ du lịch là con đường hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của tỉnh Thừa Thiên - Huế và của Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Bởi vậy, nhằm phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, ngoài việc phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quan điểm chung của Đảng và nhà nước về làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, cần xác định các phương hướng cụ thể như sau:

Thứ nhất, phát triển nghề và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phải gắn với xu hướng phát triển du lịch hiện đại; đồng thời phải dựa trên nội lực của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ đó phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhằm thay đổi diện mạo của các làng nghề truyền thống trước đây; mở ra các cơ sở lưu trú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch khi tham gia các tour du lịch làng nghề, từng bước thúc đẩy phát triển du lịch; góp phần nâng tỷ trọng kinh tế nghề truyền thống và làng nghề, phấn đấu đến năm 2020 đạt 20 - 30% và đến năm 2025 đạt 30 - 35% trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

Thứ hai, chú trọng tôn vinh các nghệ nhân giỏi cùng với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng kế tục phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế về ý thức, giá trị của việc bảo tồn các làng nghề truyền thống từ cấp tiểu học nhằm tạo niềm đam mê cho thế hệ trẻ về các ngành nghề truyền thống nói chung. Đến năm 2020, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt 70%; tương ứng đến năm 2025 tạo việc làm khoảng 20.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%. Ngoài ra, cần hướng dẫn cho cư dân ở các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế kỹ năng làm du lịch, đồng thời có cơ chế phân bổ lợi ích hợp lý giữa công ty kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cư dân tại làng nghề truyền thống nhằm khuyến khích và tạo động lực cho mọi người dân cùng làm du lịch hiệu quả tại các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thứ ba, nâng cao đồng thời cả về số lượng và chất lượng của các sản phẩm thủ công truyền thống. đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng các công nghệ mới; kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ sản xuất truyền thống và công nghệ sản xuất hiện đại để tạo ra

sản phẩm mang tính thương mại cao. Trong đó, đẩy mạnh sử dụng máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ưu tiên sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa đạt 30 - 40% và năm 2025 đạt 50%. Gắn kết các hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch làng nghề, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Tạo sự liên kết giữa ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế với các nhà triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ cấp quốc gia và địa phương nhằm khai thác hiệu quả chương trình "Kết nối địa phương với toàn cầu", tạo điều kiện phát triển hệ thống các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

Thứ tư, tỉnh Thừa Thiên - Huế cần thiết phải có các chính sách cụ thể, thiết thực để hỗ trợ hiệu quả cho làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phát triển trong bối cảnh mới. Làng nghề cũng cần tranh thủ các nguồn vốn của Nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp lữ hành để hỗ trợ, đầu tư. Từ đó, đẩy mạnh xây dựng, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các làng nghề để kết hợp phát triển du lịch.

Thứ năm, thực hiện xúc tiến quảng bá, đưa hình ảnh của nghề và làng nghề truyền thống ra rộng khắp; từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch cho từng làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế theo phương châm "Mỗi làng nghề một sản phẩm". Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch; đồng thời kết hợp nâng cấp cải tạo hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch hợp lý mặt bằng khuôn viên của cơ sở sản xuất trong làng nghề vừa phục vụ phát triển sản xuất, đảm bảo mỹ quan và thuận lợi cho khách du lịch khi đến tham quan và mua sắm tại làng nghề. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề.

Thứ sáu, phải coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái; bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, tập quán của từng địa phương trong khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống. Xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cơ sở sản xuất: 100% các cơ sở, cụm - điểm công nghiệp làng nghề có hệ thống xử lý chất thải tập trung đạt chuẩn (đặc biệt là các ngành nghề chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm).

Và quan trọng hơn hết, lấy việc phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch làm động lực tạo bước đột phá để kích thích địa phương phát triển các

ngành nghề truyền thống và du nhập thêm nghề mới. Cần phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch theo hướng gắn với các tuyến du lịch, gắn với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng như của cả nước; gắn kết chương trình phát triển làng nghề với chương trình phát triển du lịch, tăng các tour du lịch làng quê, làng nghề, phố nghề vừa phục vụ du lịch, vừa trình diễn nghề và bán sản phẩm làng nghề.

Các làng nghề truyền thống có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các hình thức du lịch cần nghiên cứu, thành lập Ban xúc tiến thương mại và Du lịch của làng nghề để nghiên cứu cơ chế, chính sách làm việc với các tổ chức, cơ quan du lịch nhằm sớm đưa được các tour du lịch đến làng nghề truyền thống.

Xây dựng địa điểm trình diễn sản phẩm, giới thiệu và bán hàng lưu niệm cho du khách, đồng thời nghiên cứu bảo tồn các di tích lịch sử của làng nghề như: Đền thờ Tổ nghề, các lễ hội văn hóa truyền thống của làng; xây dựng các điểm sản xuất thử nghiệm cho du khách tham gia trực tiếp vào quá trình chế tác, sản xuất ra các sản phẩm truyền thống độc đáo.

Trên đây là phương hướng nhằm phát triển du lịch ở các làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tuy nhiên, dựa trên các phương hướng phát triển chung, các làng nghề truyền thống cần xây dựng cho mình những hướng đi riêng và đúng đắn để tiếp tục phát triển, xây dựng thương hiệu riêng, tạo nên sức hút lớn đối với khách du lịch.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác làng nghề truyềnthống ở Thừa Thiên – Huế phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w