khu vực Bắc Trung Bộ
DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…. Hàng năm, các DNNVV khu vực Bắc Trung Bộ tạo thêm hơn 100.000 lao động, sử dụng tới 50% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP của cả khu vực
Các DNNVV tại khu vực Bắc Trung Bộ là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động.
Các nhà quản lý cấp trung các DNNVV vừa là người quản lý, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý doanh nghiệp thường không cao. Ngoài ra, hầu hết những nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV đều không tham gia vào các khóa đào tạo quản lý chính quy, chưa có đủ kiến thức về quản trị doanh nghiệp, chỉ quản lý theo kinh nghiệm và ý kiến chủ quan.
* Trình độ:
Về trình độ chuyên môn, nhìn chung đội ngũ quản lý cấp trung của các DNNVV trong khu vực Bắc Trung Bộ còn khá thấp. Điều này được thể hiện rõ ở kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2020 về trình độ
Bảng 3.3. Cơ cấu theo trình độ chuyên môn của nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV ở khu vực Bắc miền Trung
ĐVT: % Chỉ tiêu Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế Tổng số 100 100 100 100 100 100
Chưa đào tạo 62,7 61,7 62,2 61,4 59,9 65,1
Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ 14,7 12,8 14,2 17,9 19,4 18,5 Sơ cấp nghề 7,6 8,7 8,8 7,9 5,8 4,0 Trung cấp, trung cấp nghề 9,1 9,3 7,9 7,1 7,1 4,0 Cao đẳng, cao đẳng nghề 1,5 1,7 1,3 1,0 1,4 1,5 Đại học 4,0 5,4 4,9 4,2 5,8 6,0 Trên đại học 0,2 0,3 0,3 0,3 0,4 0,7 Trình độ khác 0,2 0,2 0,3 0,1 0,3 0,3
Nguồn: Tổng hợp từ niêm giám thống kê năm 2020
Trong những năm gần đây, đội ngũ nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV đã có những nỗ lực trong việc nâng cao trình độ, kiến thức của mình. Tuy nhiên vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt. Theo kết quả ta có thể nhận thấy phần lớn các nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV ở cả 6 tỉnh trong khu vực đều chưa qua đào tạo, chiếm từ 59,9 đến 65,1% tổng số lượng. Trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất thấp ở các tỉnh, trong đó Thừa Thiên Huế là tỉnh có tỷ trọng trình độ đại học và trên đại học so với tổng số chung cao hơn so với các tỉnh khác (6,7%).
Tuy nhiên những bất cập về trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động trong các DNNVV tại khu vực Bắc Trung Bộ là vấn đề không mới. Theo số liệu thống kê, năm 2020, có tới 49,68% nhà quản lý của DNNVV có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 61,8% có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các
cấp. Cụ thể, tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%; thạc sĩ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33%
và 43,3% có trình độ thấp hơn [123].
Hoặc theo kết quả điều tra gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan hợp tác Nhật Bản JICA thực hiện khảo sát hơn 63.760 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy số nhà quản lý chỉ có 54,5% có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Còn lại là 45,5% có trình độ bậc trung học phổ thông và chưa qua đào tạo đại học, số nhà quản lý cấp trung có nghiệp có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ càng quá hiếm với 3,7 %. Số trình độ cao đẳng trở lên, cũng chỉ khoảng 30% là được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế và khoảng 70% còn lại chưa
được đào tạo [123]. Điều này cũng được thể hiện rõ ở kết quả tổng điều tra cơ sở
kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2020 về trình độ chuyên môn được đào tạo của nhà quản lý doanh nghiệp tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Điều đáng chú ý là đa số nhà quản lý cấp trung, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, về pháp luật trong kinh doanh... Với có cấu trình độ như vậy, trong xu thế hội nhập sâu với thế giới như hiện nay, điều này đã tác động lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các DNNVV khu vực Bắc Trung Bộ. Để có thể vượt qua khó khăn và sẵn sàng cho sự phát triển bền vững trong tương lai, bản thân nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV cần tích cực, chủ động trong việc nâng cao trình độ, có chiến lược học tập rõ ràng để đủ sức đương đầu với xu hướng toàn cầu hóa mà Việt Nam đang từng bước áp dụng.
* Cơ cấu theo giới tính:
Về cơ cấu theo giới tính, theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê, số lượng của DNNVV của khu vực Bắc Trung Bộ năm 2020 là 44.638 doanh nghiệp, trong đó nhà quản lý cấp trung là nữ giới, chiếm khoảng 22,48%. Tỷ lệ doanh nhân nữ của vùng nhìn chung khá thấp so với tỷ lệ doanh nhân nữ chung của toàn khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (31,64%) và tỷ lệ doanh nhân nữ chung của cả nước (39,52%). Điều này cho thấy tỷ lệ nữ tham gia vào điều hành sản xuất, kinh doanh vẫn còn rất hạn chế so với nam giới.
Hình 3.1. Tỷ trọng về giới tính của nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV ở khu vực Bắc Trung Bộ
Nguồn: Tổng hợp từ niêm giám thống kê năm 2020
* Cơ cấu theo độ tuổi:
Về độ tuổi của các nhà quản lý cấp trung ở Việt Nam nói chung và khu vực Bắc miền Trung nói riêng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các nhà quản lý cấp trung trong độ tuổi từ 40 đến 59 tuổi, tiếp đến là nhóm tuổi dưới 40. Theo kết quả Đề án ―Xúc tiến hỗ trợ hoạt động Vườn ươm doanh nghiệp‖ của Trung tâm hỗ trợ DNNVV thuộc VCCI, phần lớn các nhà quản lý cấp trung của các DNNVV đều ở độ tuổi dưới 40 (chiếm 82,9%); xếp thứ hai là nhóm các nhà quản lý cấp trung tuổi trung niên 40-55 (chiếm 15,7%). Điều này nói lên xu hướng khởi sự doanh nghiệp
thường là lứa tuổi trẻ [123].
Hiện nay, có rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa lập kế hoạch nhân lực trong dài hạn. Theo số liệu thống kê, có đến hơn 90% trong tổng số DNNVV tại khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện dự báo nhu cầu dựa trên số lượng lao động cần thay thế, chỉ có khoảng 10% là dựa vào sự thay đổi về khoa học, công nghệ, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ, quy mô vốn,… Thêm vào đó, việc xác định thừa hay thiếu lao động cũng chỉ do từng phòng ban xác định dựa vào khối lượng công việc hiện tại chứ không có
sự tham gia của phòng nhân sự. Phòng nhân sự chỉ có chức năng nhận chỉ tiêu lao động và thực hiện việc tuyển dụng. Nhiều nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV cũng xác định được nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngắn hạn hoặc thậm chí chỉ căn cứ vào thời điểm hiện tại để ra quyết định. Chỉ những doanh nghiệp có quy mô từ 50-300 lao động là còn quan tâm và đề ra chiến lược nguồn nhân lực, nhưng những chiến lược này còn rất sơ sài.
Có rất nhiều yếu tố cần thiết để một doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và bền vững như văn hóa doanh nghiệp, sự đổi mới, sự sáng tạo, hệ thống quản trị hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến...Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng không kém ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh của một doanh nghiệp, đó chính là năng lực quản lý của nhà quản lý cấp trung.