Gan cĩ cấu trúc ba chiều phức tạp bao gồm các yếu tố biểu mơ và trung mơ sắp xếp thành các đơn vị vi mơ lặp đi lặp lại. Tổ chức cấu trúc và chức năng như vậy cho
phép đánh giá mức độ và các quá trình bệnh trong các mẫu sinh thiết nhỏ đại diện. Qua việc thực hiện các vi phẫu của gan sẽ giúp nhận dạng các kiểu tổn thương trong các bệnh về gan.
Đơn vị chức năng gan - tiểu thùy gan (lobule)
Đơn vị chức năng nhỏ nhất của gan là tiểu thùy gan, gồm các dãy tế bào gan tổ chức trong các đĩa bao quanh các xoang gan từ phía tĩnh mạch trung tâm nằm ở giữa tiểu thùy xếp tỏa ra phía ngoại vi như hình nan hoa, được chia thành các khu 1, 2, và 3. Trong một tiểu thùy, cấu trúc trung tâm là tĩnh mạch gan (tĩnh mạch trung tâm) và ngoại vi được tổ chức bởi khoảng cửa (bộ ba khoảng cửa). Các vùng 1, 2, và 3 tương ứng với vùng quanh cửa, vùng giữa, và quanh tĩnh mạch trung tâm (Hình 2.3A) (Krishna, 2013).
Bộ ba khoảng cửa là các kênh bắt nguồn từ rốn gan (hilum) và chạy vào gan theo mơ hình phân nhánh. Cấu trúc bên trong khoảng cửa bao gồm ống mật và kênh dẫn, động mạch gan, tĩnh mạch cửa, các mạch bạch huyết, các sợi thần kinh, và một vài tế bào viêm (Hình 2.3B). Các mơ liên kết hỗ trợ bình thường chứa chủ yếu là collagen type I nhuộm màu xanh với trichrome (Krishna, 2013).
Tế bào gan thường được sắp xếp theo dãy, cĩ độ dày một hoặc hai lớp cách biệt nhau bởi xoang gan (sinusoids). Sự hiện diện của các dãy dày hơn cho thấy hoạt động tái tạo gan, nhưng trong trường hợp cĩ tổn thương, cũng cĩ thể là một khối u. Các tế bào gan bao quanh khoảng cửa tạo thành một lớp giống vỏ bao gọi là đĩa giới hạn (Hình 2.3B).
Hình 2.3: Cấu trúc mơ gan bình thường với tiểu thùy và khoảng cửa (Krishna, 2013). A: Các dãy tế bào gan trong một tiểu thùy được chia thành ba vùng vùng 1, 2 và 3. Vùng quanh cửa (periportal- PP), vùng giữa (mid zone-MZ) và vùng trung tâm tiểu thùy (centrilobular-CL). Máu chảy từ khoảng cửa (PT) đến tĩnh mạch trung tâm, cịn được gọi là tĩnh mạch gan (CV/THV) (nhuộm hematoxylin và eosin, độ phĩng đại
×100); B: Khoảng cửa bình thường với ống mật (BD), động mạch gan (HA), tĩnh mạch cửa (PV), ống dẫn mật nằm ở ngoại vi (đầu mũi tên), đĩa tế bào gan giới hạn khoảng cửa (mũi tên) (nhuộm hematoxylin và eosin, độ
Tế bào gan cĩ hình đa giác, kích thước khoảng 25 đến 40 m, cĩ tế bào chất ưa eosin và nhân ở trung tâm. Nhân trịn hoặc hình bầu dục, cĩ khi chứa glycogen. Màng tế bào cĩ một mặt đối diện với xoang gan (mặt gốc), tạo thành kênh mật với tế bào gan lân cận (mặt kênh mật), và cĩ một phần gần với kênh mật gắn với tế bào gan láng giềng với các nút giao chuyên biệt (mặt bên). Tế bào chất cĩ chứa lượng lớn lưới nội chất và glycogen. Các hạt sắt nhỏ cũng thường cĩ mặt, nhưng chỉ xác định được khi nhuộm để quan sát sắt (Krishna, 2013).
Xoang gan (sinusoids) là những kênh thơng qua đĩ máu chảy từ khoảng cửa đến các tĩnh mạch trung tâm gan. Xoang gan được lĩt bởi các tế bào nội mơ và các tế bào Kupffer. Những tế bào này nằm trên một lớp reticulin dễ dàng được định vị bằng việc nhuộm reticulin. Lớp màng nội bì giống như đĩa chắn và cĩ lỗ hỏng, cho phép sự trao đổi dễ dàng giữa máu và tế bào gan qua khoảng Disse. Ngược lại, các tế bào Kupffer hình dạng khơng ổn định, với phần mở rộng tế bào chất tạo điều kiện cho chức năng thực bào (Hình 2.4A). Ngồi ra, dọc xoang gan cũng cĩ các tế bào lympho hợp tác với gan (tế bào lỗ- pit cells) tiếp xúc với các tế bào nội mơ hoặc tế bào Kupffer (Saxena et al., 1999; Wisse et al., 1996). Những tế bào này cũng cĩ mặt trong khoảng Disse và cĩ kiểu hình lympho bào T (T lymphocyte) hoặc tế bào sát thủ tự nhiên (natural killer cell).
Hình 2.4: Mơ gan biểu hiện nhiễm mỡ và mơ gan cĩ sự tái tạo (Krishna, 2013) A: Xoang gan được lĩt bằng các tế bào nội mơ (EC) và tế bào Kupffer (đầu mũi tên), các tế bào sao (stellate cell) (mũi tên dày) hiện diện trong khoảng Disse. Nhân bị glycogen hĩa (mũi tên mỏng) và sắc tố lipofuscin (LF), tế bào gan biểu hiện chứng nhiễm mỡ, với sự tích lũy các giọt chất béo nhỏ và lớn (nhuộm hematoxylin và eosin, độ phĩng đại ×500); B: Vùng gan cĩ sự tái tạo, đặc trưng bởi tế bào gan nhỏ hơn (H) được
sắp xếp theo dãy cĩ độ dày hai hoặc nhiều lớp tế bào, tách biệt bởi xoang gan (S). Khoảng Disse được mở rộng (mũi tên dày), tế bào nội mơ (đầu mũi tên) (nhuộm hematoxylin và eosin, độ phĩng đại ×500).
Khoảng Disse là khoang giữa tế bào nội mơ và tế bào gan cĩ chứa vi mơi trường cho sự trao đổi giữa máu và tế bào gan. Khoảng Disse chứa huyết tương (plasma), mơ liên kết (collagen type III) tạo thành khung reticulin, và các tế bào sao gan (tế bào stellate) (Hình 2.4A và 2.4B). Các tế bào sao thuộc họ nguyên bào sợi co rút (myofibroblast) và cĩ liên quan chặt chẽ với các đầu mút thần kinh nhỏ. Các tế bào sao đĩng vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt dịng máu trong xoang gan, sự phát sinh
xơ hĩa và lưu trữ vitamin A (Wisse et al., 1996; Saxena et al., 1999; Roskams et al., 2007).
Ống dẫn mật cĩ mặt trong khoảng cửa và được lĩt bằng các tế bào nội bì hình khối vuơng đến hình trụ. Khoảng cửa nhỏ nhất chứa một hoặc nhiều ống dẫn mật thường đi kèm với động mạch và tĩnh mạch. Đường kính của ống dẫn mật gần giống động mạch. Các kênh mật (ductules) nằm ở ngoại vi của các ống cửa và vận chuyển mật từ các kênh mật tới ống dẫn mật (Hình 2.4B). Chúng thường tăng sinh để đáp ứng với tổn thương gan, đặc biệt là trong các điều kiện cĩ sự suy giảm lưu lượng mật. Các ống dẫn mật hợp nối với nhau tạo thành những ống lớn hơn đổ vào tại rốn gan vào ống gan phải và ống gan trái (Crawford et al., 1998; Strazzabosco and Fabris, 2008).
Sự cung cấp máu của động mạch gan kết thúc ở các tiểu động mạch và hình thành đám rối quanh tĩnh mạch cửa và ống dẫn mật. Các tĩnh mạch cửa kết thúc ở các tiểu tĩnh mạch. Máu động mạch và máu tĩnh mạch từ các khoảng cửa chảy qua các xoang gan đổ vào tĩnh mạch gan. Các tĩnh mạch này được lĩt bởi các tế bào nội bì và được bao quanh bởi một lớp mỏng các sợi collagen và sợi đàn hồi. Chúng kết hợp để hình thành các tĩnh mạch gan lớn hơn và tĩnh mạch của thùy gan để đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Sự lưu thơng bạch huyết trong gan theo một số con đường khác nhau. Bạch huyết hình thành trong khoảng Disse và đổ vào các tĩnh mạch bạch huyết. Các mạch này hình thành các đám rối đi kèm động mạch, tĩnh mạch và các ống dẫn mật, dẫn ra tại cửa gan đổ vào động mạch gan và các hạch bạch huyết vùng bụng. Sự lưu thơng bạch huyết cũng xảy ra như một đám rối quanh tĩnh mạch gan và trong bao nang của gan. Các đám rối được kết nối với nhau trong gan và dẫn theo các con đường lưu thơng, làm cho gan trở thành nguồn bạch huyết lớn nhất trong cơ thể (Krishna, 2013).