Hiệu quả kháng viêm in vitro của các cao chiết

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 76 - 79)

Hoạt tính kháng viêm của 9 cao chiết thực vật họ Cà phê được xác định bằng hoạt động kháng viêm in vitro thơng qua hoạt động ức chế sự biến tính protein albumin huyết thanh bị (BSA) được so sánh với chất đối chứng dương là diclofenac, kết quả thể hiện ở Bảng 4.10. Dựa vào kết quả ở Bảng 4.10 cho thấy, khả năng kháng viêm của các cao chiết thực vật họ Cà phê thơng qua hiệu suất ức chế sự biến tính protein albumin huyết thanh bị (BSA) rất khác nhau. Do đặc tính của từng cao chiết nên nồng độ bắt đầu khảo sát hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA của các cao chiết khác nhau. Cao lá Mơ leo, lá Trang to, rễ Gáo vàng được khảo sát ở nồng độ 0,78125 µg/mL. Cao vỏ thân Gáo vàng, lá Gáo trắng và rễ Gáo trắng được khảo sát ở nồng độ 1,5625 µg/mL, trong khi cao lá Mơ lơng, lá Gáo vàng và vỏ thân Gáo trắng bắt đầu khảo sát ở nồng độ 3,125 µg/mL. So sánh hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA của các cao chiết ở nồng độ 6,25 µg/mL. Cao lá Mơ leo cĩ hiệu suất ức chế cao nhất (52,7±1,53%) và khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với cao lá Trang to (52,5±1,3%). Cao rễ Gáo vàng cĩ hiệu suất ức chế cao thứ 2 và khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê so với các cao chiết cịn lại. Cao rễ Gáo trắng, vỏ thân Gáo vàng và lá Mơ lơng cĩ hiệu suất ức chế giảm lần lượt là 24,7±2,33%, 20,6±1,53% và 19,6±2,33%. Ở nồng độ 6,25 µg/mL, cao lá Gáo vàng và cao vỏ thân Gáo trắng cĩ hiệu suất ức chế giảm lần lượt là 15,5±0,88% và 13,0±1,53%, trong khi chất đối chứng dương diclofenac cĩ hiệu suất ức chế là 84,5±0,23%.

Bảng 4.10: Hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSAcủa các cao chiết

Cao chiết Hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA của cao chiết ở các nồng độ (µg/mL) khác nhau

0,78125 1,5625 3,125 6,25 12,5 25 50 100 Lá Mơ lơng - - 3,36±0,88d 19,6±2,33c 29,8±1,53b 50,1±3,18a - - Lá Mơ leo 6,92±1,53d 12±0,88c 23,7±1,53b 52,7±1,53a - - - - Lá Trang to 23,7±1,53e 29,8±1,53d 39,4±2,33c 52,5±1,3b 69,4±3,05a - - - Lá Gáo vàng - - 13,0±1,53f 15,5±0,88e 21,6±2,33d 30,3±2,33c 43,0±2,33b 64,9±1,53a Vỏ thân Gáo vàng - 7,43±2,33f 13,0±1,53e 20,6±1,53d 25,7±2,33c 43,5±3,05b 61,8±4,58a - Rễ Gáo vàng 11,5±1,53f 16,0±1,53e 24,7±2,33d 30,3±1,76c 45,0±1,53b 71,5±3,18a - - Lá Gáo trắng - 8,95±2,33e 13,5±0,88d 16,5±0,88d 25,2±1,53c 34,3±3,05b 53,2±2,33a - Vỏ thân Gáo trắng - - 6,92±3,05f 13,0±1,53e 21,6±2,33d 30,3±3,18c 44,0±2,33b 68,4±2,33a Rễ Gáo trắng - 15,5±2,33e 18,6±2,33e 24,7±2,33d 38,4±2,33c 53,2±2,33b 83,7±3,84a - Diclofenac 47,1±0,88d 58,0±0,09c 69,0±0,15b 84,5±0,23a - - - -

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị cĩ mẫu tự theo sau trong cùng một hàng giống nhau thì khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê ở mức 5%; Dấu “-“ là khơng khảo sát

Ngồi ra, khả năng ức chế sự biến tính protein của cao chiết thực vật họ Cà phê cịn được xác định dựa vào giá trị EC50 (Effective Concentration of 50%) và để so sánh với chất đối chứng dương diclofenac. Giá trị EC50 của các loại cao được tính dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính của từng cao và trình bày trong Bảng 4.11. Nồng độ của cao chiết khi đạt được giá trị EC50 càng cao thì khả năng ức chế sự biến tính protein của cao chiết càng yếu, và ngược lại nồng độ càng nhỏ thì khả năng ức chế sự biến tính protein của cao chiết càng mạnh. Dựa vào kết quả ở Bảng 4.11 cho thấy rằng giá trị EC50 của cao lá Mơ leo (6,03±0,12 µg/mL) là thấp nhất và khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê so với cao lá Trang to (6,7±0,42 µg/mL). Nhĩm cao chiết cĩ giá trị EC50 thấp thứ hai là cao rễ Gáo vàng (15,3±0,6 µg/mL) và tiếp theo là cao lá Mơ lơng (24,1±1,26 µg/mL) khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê so với cao rễ Gáo trắng (24,3±1,59 µg/mL). Nhĩm cao chiết cĩ giá trị EC50 thấp thứ ba gồm cao vỏ thân Gáo vàng (36,3±2,62 µg/mL) khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê so cao lá Gáo trắng (44,7±3,15 µg/mL). Trong khi hai cao chiết cĩ giá trị EC50 cao nhất là cao vỏ thân Gáo trắng (65±3,12 µg/mL) và cao lá Gáo vàng (68,1±2,24 µg/mL) khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.11: EC50 trong ức chế sự biến tính protein BSA

Cao chiết Phương trình hồi quy tuyến tính EC50 (µg/mL)

Lá Mơ lơng y=1,9702x+2,6489 (R²=0,947) 24,1±1,26d

Lá Mơ leo y=8,4526x–0,9338 (R=0,9957) 6,03±0,12f

Lá Trang to y=3,7868x+24,658 (R²=0,9638) 6,7±0,42f

Lá Gáo vàng y=0,5274x+14,112 (R²=0,9839) 68,1±2,24a

Vỏ thân Gáo vàng y=1,0821x+10,951 (R²=0,9617) 36,3±2,62c

Rễ Gáo vàng y=2,3711x+13,747 (R²=0,9839) 15,3±0,6e

Lá Gáo trắng y=0,8753x+10,953 (R²=0,9797) 44,7±3,15b

Vỏ thân Gáo trắng y=0,601x+11,019 (R²=0,9677) 65±3,12a

Rễ Gáo trắng y=1,3917x+16,215 (R²=0,9868) 24,3±1,59d

Diclofenac y=6,4717x+45,727 (R²=0,9599) 0,66±0,09g

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị cĩ mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Kết quả cho thấy, hiệu quả ức chế sự biến tính protein của các cao chiết thực vật họ Cà phê trong nghiên cứu đều thấp hơn diclofenac (EC50=0,66±0,09 µg/mL). Sự biến tính protein mơ là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh viêm do protein bị mất đi cấu trúc thứ cấp và cấu trúc bậc ba bởi stress bên ngồi hoặc các hợp chất như acid hoặc bazơ mạnh, muối vơ cơ, dung mơi hữu cơ hoặc nhiệt độ cao. Hầu hết protein sinh học khi bị biến tính sẽ bị mất đi hoạt tính sinh học (Shah et al., 2017). Do đĩ, đánh giá hoạt động ức chế sự biến tính protein là một phương pháp khảo sát khả năng kháng viêm. Các sản phẩm hoặc

hợp chất cĩ khả năng ức chế sự biến tính protein được xem là tác nhân kháng viêm hiệu quả (Mounnissamy et al., 2007).

Khả năng ức chế sự biến tính protein albumin huyết thanh bị (BSA) của các cao chiết thực vật họ Cà phê đã được chứng minh bởi sự so sánh với thuốc kháng viêm diclofenac, kết quả cho thấy hiệu quả ức chế sự biến tính protein của các cao chiết thực vật họ Cà phê đều thấp hơn diclofenac gồm cao lá Mơ leo và cao lá Trang to lần lượt thấp hơn diclofenac lần lượt là 9,14 và 10,1 lần, cao rễ Gáo vàng thấp hơn diclofenac 23,2 lần. Cao lá Mơ lơng và rễ Gáo trắng thấp hơn diclofenac khoảng 36 lần. Vỏ thân Gáo vàng và lá Gáo trắng lần lượt thấp hơn diclofenac lần lượt 55 và 67,8 lần. Trong khi nhĩm cao chiết cĩ hiệu quả ức chế sự biến tính protein thấp nhất là vỏ thân Gáo trắng và lá Gáo vàng lần lượt thấp hơn diclofenac 98,4 và 103,2 lần. Các cao chiết thực vật thường chứa nhiều chất kháng oxy hĩa và các hợp chất cĩ khả năng làm sạch gốc tự do. Đồng thời, các hợp chất polyphenol và flavonoid ở thực vật đã được chứng minh cĩ liên quan với các hoạt động kháng sự biến tính protein (Imam et al., 2017), kháng oxy hĩa và kháng viêm (Diaz et al., 2012). Trong các cao chiết cĩ sự hiện diện của các thành phần hĩa học cĩ hoạt tính sinh học như: alkaloid, flavonoid, terpenoid, glycoside, phenol, coumarin và anthraquinone . Đặc biệt, các cao chiết cĩ thành phần polyphenol và flavonoid tổng khá cao. Chính vì vậy, các cao chiết cĩ hoạt tính kháng oxy hĩa và kháng viêm khá tốt như trên.

Mặc khác, các quá trình viêm được kích hoạt bởi các tác nhân gây độc cĩ liên quan mật thiết đến quá trình gây độc gan do hĩa chất (Luster et al., 2000). Các quá trình viêm thường sản xuất ra các chất trung gian liên quan đến sự phát sinh các gốc tự do ảnh hưởng đến sự tổn thương gan hoặc sửa chữa mơ gan. Do đĩ, cũng cĩ thể thấy rằng cao chiết cĩ hoạt tính kháng viêm cũng cĩ thể biểu hiện hoạt tính bảo vệ gan (Joshy et al., 2016).

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)