Tình hình thu hoạch cà phê tại các Cơng ty

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây cafe trồng trên đất đỏ ở gia lai (Trang 61 - 64)

- Kỹ thuật canh tác:

3.4.1.Tình hình thu hoạch cà phê tại các Cơng ty

4 vụ (tấn nhân/ha)

3.4.1.Tình hình thu hoạch cà phê tại các Cơng ty

Chất lượng quả thu hoạch xác định phần lớn chất lượng cà phê nhân sau này. Thường các quả chín đầy đủ luơn luơn cho chất lượng tốt nhất. Các loại quả xanh, quả chín nẫu, quả khơ trên cây và rụng dưới đất thường cho chất lượng thấp. Giữ quả tươi trong một thời gian dài sau thu hoạch khơng kịp chế biến cĩ thể dẫn tới giảm chất lượng cà phê nhân và cà phê tách.

Bảng 3.21: Tình hình thu hoạch tại các Cơng ty

Chỉ tiêu Cơng ty 715 Cơng ty Bình Dương Quy trình kỹ thuật

Thời vụ thu hoạch (tháng) 11-12 11-12 11-1

Số đợt thu hoạch(đợt) 2 2 3-4

Kỹ thuật thu hái Tuốt cành Tuốt cành Hái lựa

Tỷ lệ sản lượng giữa các lần thu hoạch (%) - Lần 1 (đầu vụ) - Lần 2 (giữa vụ) - Lần 3 (cuối vụ) - Lần 4 (tận thu) 15,1 84,9 - - 19,7 80,3 - - 10-15 60-70 10-15 10

Thành phần quả thu hoạch theo độ chín (%) - Tỷ lệ quả chín - Tỷ lệ quả xanh 74,9 25,1 70,4 29,6 > 90 10 Tạp chất (%) 1,5 1,5 0,5

Ghi chú: (%) so với sản lượng thu hoạch

Qua số liệu ở bảng 3.21 cho thấy tình hình thu hoạch cà phê tại các Cơng ty như sau:

Thời vụ thu hoạch cà phê tại các Cơng ty được bắt đầu từ tháng 11 hàng năm. Đây là thời điểm mùa khơ, nắng ráo, thuận lợi cho thu hoạch.

Số đợt thu hoạch: Các Cơng ty tiến hành thu hoạch làm 2 đợt. Đợt 1 chủ yếu hái bĩi với lượng quả khơng đáng kể. Thu hoạch chủ yếu tập trung vào đợt 2, thu hết tất cả sản phẩm trên cây. Hái tập trung vào 1 đợt thường là tỷ lệ quả xanh cao và tăng áp lực về diện tích sân phơi, tăng thời gian lưu trữ quả trong bao, chế biến khơng kịp thời,... dẫn tới chất lượng sản phẩm giảm.

Theo quy luật của quá trình ra hoa, đậu quả cà phê, ở Tây Nguyên cần hái 3-4 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 3 tuần là hợp lý, đảm bảo cả về sản lượng, chất lượng và giảm áp lực về sân phơi.

Kỹ thuật thu hái: Việc thu hái lựa các quả chín và hái từng quả một sẽ là một trong các yếu tố đảm bảo cà phê cĩ chất lượng cao nhưng điều này địi hỏi số lượng lao động thu hái lớn hơn nhiều do đĩ các Cơng ty áp dụng kiểu hái phổ biến là hái “tuốt cành”. Sản phẩm thu hoạch gồm hỗn hợp quả cĩ độ chín khác nhau làm cho chất lượng quả kém và cà phê nhân thường khơng đồng đều về màu sắc. Với cách hái này đã ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của cây cà phê do một số cành bị gãy, rụng lá, rụng nụ làm giảm năng suất vụ sau.

Tỷ lệ sản lượng giữa các lần thu hoạch: Trong 1 vụ thu hoạch các Cơng ty chỉ hái 2 đợt, đợt 1 tỷ lệ sản lượng thấp, chiếm khoảng 15,1-19,7% tổng sản lượng quả. Thu hoạch đợt 2 thu hết tồn bộ sản phẩm trên cây với tỷ lệ từ 80,3- 84,9% tổng sản lượng quả tồn vụ. Thu hoạch với tỷ lệ lớn, khơng lựa chọn sẽ cho nhiều thành phần quả trong sản phẩm như quả chín, chín nẫu, quả xanh, quả non, quả khơ,... làm giảm chất lượng cà phê nhân.

Tỷ lệ quả chín: Thu hoạch quả chín sẽ làm tăng năng suất và chất lượng cà phê. Tuy nhiên, các Cơng ty chỉ thu hoạch 2 đợt/vụ nên tỷ lệ quả chín thấp chiếm 70,4 – 74,9% tổng sản lượng quả.

Theo yêu cầu kỹ thuật của quy trình thì tỷ lệ quả chín phải đạt trên 90% tổng sản lượng thu hoạch thì mới đảm bảo được chất lượng hạt cà phê nhân sau chế biến

Tỷ lệ quả xanh: Khi hái quả quá xanh, sẽ làm giảm chất lượng cà phê nhân do nhân bị xanh non, hạt nhăn làm tăng trị số lỗi trong mẫu cà phê so với thu hái chín. Bên cạnh đĩ cịn bị giảm về sản lượng cà phê do nhân nhẹ hơn, hạt chưa tích luỹ đầy đủ chất khơ. Nếu thu hoạch theo khuyến cáo của quy trình đạt > 90% quả chín thì khơng những tăng được chất lượng mà cịn tăng sản lượng cà phê. Kết quả nghiên cứu của Chế Thị Đa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy khi thu hái quả xanh với tỷ lệ 30% sản lượng bị giảm 5%, nếu thu hái xanh với tỷ lệ 50% sản lượng giảm trên 8% tính theo tỷ lệ quả tươi [3]. Tác giả này cũng chỉ ra rằng các mẫu thu hái xanh cĩ chất lượng cà phê nhân xơ kém hơn hẳn các mẫu được thu với tỷ lệ chín cao hơn, điều này thể hiện số lỗi cao hơn.

Một phép tính đơn giản cĩ thể cho thấy sự mất mát sản lượng cà phê của các Cơng ty do thu hái xanh. Diện tích cà phê kinh doanh của 2 Cơng ty là 1.094,54ha với năng suất bình quân là 7,06 tấn quả/ha thì sản lượng đạt được khoảng 7.730 tấn quả tươi. Nếu thu hái với tỷ lệ quả xanh 30% thì sản lượng mất đi do thu hái quả xanh sẽ ước tính khoảng 385 tấn quả tươi. Đây quả là một sự thiệt hại lớn về kinh tế cho người lao động và cho các Cơng ty.

Một khía cạnh bất lợi khác của việc thu hái quả xanh trong nhiều năm sẽ làm thay đổi chu kỳ thực vật học của cây cà phê. Thu hoạch xong sớm người trồng cà phê thường cĩ khuynh hướng tưới sớm hơn và kết quả là vụ thu hoạch sẽ đến sớm hơn (tháng 10, 11). Vào lúc này điều kiện thời tiết khơng thuận lợi cho thu hoạch và chế biến vì mùa mưa chưa chấm dứt. Thực tế sản xuất cà phê ở Tây Nguyên cho thấy mùa vụ thu hoạch cà phê ngày nay sớm so với 15-20 năm trước đây đến sớm hơn 1 tháng.

Nguyên nhân dẫn đến việc thu hoạch khi tỷ lệ quả chín thấp, tỷ lệ quả xanh cao là do thiếu nhân cơng và tình trạng mất trộm sản phẩm khi vào mùa thu hoạch.

Tạp chất khi thu hoạch (cành lá, đất,...) ở 2 địa điểm nghiên cứu 1,5% cao hơn so với quy trình.

Như vậy so với quy trình kỹ thuật ngành thì cơng tác thu hoạch sản phẩm tại Cơng ty 715 và Cơng ty Bình Dương chưa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật như hái tuốt cành, tỷ lệ quả xanh cao, tỷ lệ tạp chất cao. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất sau thu hoạch, chất lượng cà phê và ảnh hưởng khơng tốt sinh trưởng vườn cây tại các Cơng ty.

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây cafe trồng trên đất đỏ ở gia lai (Trang 61 - 64)