Mở rộng vốn từ: Trung thực Tự trọng

Một phần của tài liệu TUAN_6-_5b38b3373d (Trang 29 - 30)

III. Hoạt động dạy học

Mở rộng vốn từ: Trung thực Tự trọng

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Biết thêm được một số từ ngữ về chủ điểm: Trung thực - Tự trọng (BT1,2) - Bước đầu xếp được các từ Hán việt có tiếng “trung’’ theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một số từ trong nhóm (BT4)

II. Đồ dùng dạy học

- Ba bốn tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 1,2,3.

III. Hoạt động dạy học

1. Khởi động

- Trò chơi tiếp sức

+ Viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ vật. + Viết 5 danh từ riêng là tên của người.

Ba tổ tập hợp thành 3 hàng và chơi mỗi em ghi một danh từ. - GV cùng cả lớp nhận xét.

2. Bài mới

a. GV giới thiệu bài; nêu mục tiêu bài học b. HS làm bài tập

Bài 1:

- GV nêu yêu cầu của bài tập, HS đọc thầm đề bài và làm bài tập vào vở. - GV phát phiếu cho ba HS lên bảng đại diện cho ba tổ chữa bài.

Các từ cần điền: Tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận theo cặp và làm bài.

- HS chơi trò chơi “Đố bạn”. Một HS đọc từ - 1Hs đọc nghĩa tương ứng.

+ Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó (trung thành)

+ Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi (trung kiên) + Một lòng vì việc nghĩa (trung nghĩa)

+ Ăn ở nhân hậu, thành thật trước sau như một (nhân hậu ) + Ngay thẳng, thật thà (trung thực)

Bài 3: HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở rồi đọc kết quả.

+ Trung có nghĩa là ở giữa: trung thu, trung bình, trung tâm

+ Trung có nghĩa là một lòng, một dạ: trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.

Bài 4: HS suy nghĩ đặt câu và đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét. Ví dụ:

+ Bạn Lương là HS trung bình của lớp. + Thiếu nhi ai cũng thích Tết trung thu. + Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu.

3. Củng cố

- Nhắc lại các từ vừa tìm được trong bài. - Nhận xét tiết học.

4. Hướng dẫn học ở nhà

- Ôn bài và chuẩn bị tiết sau.

... Thứ Sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2020

Tập làm văn

Một phần của tài liệu TUAN_6-_5b38b3373d (Trang 29 - 30)