Cơ cấu chặn dây và giảm lực kéo căng

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - AN TOÀN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG Information technology equypment - Safety - Part 1: General requyrements (Trang 74 - 75)

V, hiệu dụng hoặc một chiều NĂNG, chính hoặc phụ, CÁCH ĐIỆN CHỨC

3. Đi dây, đấu nối và nguồn cung cấp 1 Quy định chung

3.2.6. Cơ cấu chặn dây và giảm lực kéo căng

Đối với thiết bị có dây nguồn không tháo rời được, phải có cơ cấu chặn dây sao cho: - giảm được lực kéo căng cho các điểm nối của dây dẫn; và

- bảo vệ được vỏ dây không bị trầy xước.

Phải không cho phép đẩy dây nguồn vào bên trong thiết bị đến mức làm cho dây hoặc ruột dẫn của nó, hoặc cả hai, có thể bị hư hại hoặc làm cho các phần bên trong thiết bị có thể bị xê dịch.

Đối với các dây nguồn không tháo rời được có DÂY NỐI ĐẤT BẢO VỆ, thì cơ cấu chặn dây phải có kết cấu sao cho nếu dây trượt trong cơ cấu chặn dây của nó, tạo nên lực kéo lên các dây dẫn, thì DÂY NỐI ĐẤT BẢO VỆ sẽ là dây cuối cùng phải chịu kéo.

Cơ cấu chặn dây phải được làm bằng vật liệu cách điện hoặc được lót vật liệu cách điện phù hợp với các yêu cầu của CÁCH ĐIỆN PHỤ. Tuy nhiên, không áp dụng yêu cầu này nếu cơ cấu chặn dây là ống lót có nối về điện với màn chắn của dây nguồn có bọc kim. Kết cấu của cơ cấu chặn dây này phải sao cho:

- việc thay thế dây nguồn không làm phương hại đến an toàn của thiết bị; và

- đối với các dây nguồn thay thế bình thường, cách để đạt được sự giảm nhẹ lực kéo căng phải rõ ràng; và

- dây không bị kẹp do vít đè trực tiếp trên dây, trừ khi cơ cấu chặn dây, kể cả vít, được làm bằng vật liệu cách điện và vít có kích cỡ tương đương với đường kính của dây được kẹp; và

- không được sử dụng các phương pháp buộc dây thành nút hoặc buộc dây thành xâu; và

- dây không thể quay so với Thân thiết bị đến mức các mối nối điện phải chịu lực kéo căng cơ học quá mức.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách áp dụng các thử nghiệm dưới đây với loại dây nối nguồn đi kèm thiết bị.

Đặt lực kéo ổn định có giá trị được cho trong bảng 3C theo hướng bất lợi nhất. Thử nghiệm được thực hiện 25 lần, mỗi lần trong 1 s.

Trong quá trình thử nghiệm, dây nguồn không được hư hại. Điều này được kiểm tra bằng cách quan sát, và bằng thử nghiệm độ bền điện giữa các ruột dẫn nguồn và các phần dẫn có thể chạm tới được, ở điện áp thử nghiệm thích hợp cho CÁCH ĐIỆN TĂNG CƯỜNG.

Sau các thử nghiệm, dây nguồn không được di chuyển theo chiều dọc quá 2 mm và không được có lực kéo căng đáng kể tại các mối nối, và KHE HỞ KHÔNG KHÍ và CHIỀU DÀI ĐƯỜNG RÒ không được giảm xuống thấp hơn các giá trị quy định trong 2.10.

Bảng 3C - Các thử nghiệm vật lý trên dây nguồn Khối lượng (M) của thiết bị

kg Lực kéo N M ≤ 1 1 < M ≤ 4 M > 4 30 60 100

3.2.7. Bảo vệ chống hư hại về cơ

Các dây nguồn không được đặt vào các điểm nhọn hoặc các cạnh sắc bên trong hoặc trên bề mặt của thiết bị, hoặc các lỗ đầu vào hoặc ống lót đầu vào.

Vỏ của dây nối nguồn không tháo rời được phải bọc suốt cả phần đi vào bên trong thiết bị xuyên qua ống lót đầu vào hoặc cơ cấu bảo vệ dây và phải nhô ra ít nhất một nửa đường kính dây về phía bên kia kẹp của cơ cấu chặn dây.

Ống lót đầu vào, nếu được sử dụng, phải: - được cố định chắc chắn; và

- không có khả năng tháo ra nếu không sử dụng DỤNG CỤ.

Ống lót đầu vào bằng kim loại không được sử dụng cho VỎ BỌC phi kim loại.

Ống lót đầu vào hoặc cơ cấu bảo vệ dây được gắn chắc với phần dẫn không nối đất bảo vệ phải thỏa mãn các yêu cầu đối với CÁCH ĐIỆN PHỤ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo.

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - AN TOÀN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG Information technology equypment - Safety - Part 1: General requyrements (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w