Một phần hoặc toàn bộ nằm dọc theo bề mặt của vật liệu cách điện là vật liệu nhóm I; và cách điện đã qua thử nghiệm độ bền điện theo 5.2.2 sử dụng

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - AN TOÀN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG Information technology equypment - Safety - Part 1: General requyrements (Trang 60 - 62)

- và cách điện đã qua thử nghiệm độ bền điện theo 5.2.2 sử dụng

• điện áp thử nghiệm xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng 1,06 lần điện áp làm việc đỉnh; hoặc

• điện áp thử nghiệm một chiều bằng giá trị đỉnh của điện áp thử nghiệm xoay chiều được quy định ở trên.

Nếu KHE HỞ KHÔNG KHÍ có một phần nằm dọc theo bề mặt được làm bằng vật liệu không phải vật liệu loại I, thì thử nghiệm độ bền điện chỉ được thực hiện ngang qua KHE HỞ KHÔNG KHÍ.

2.10.3.4. Đo mức điện áp quá độ

Các thử nghiệm sau đây chỉ được thực hiện khi có yêu cầu xác định xem điện áp quá độ đặt lên KHE HỞ KHÔNG KHÍ trong mạch bất kỳ có thấp hơn bình thường hay không (ví dụ do ảnh hưởng của bộ lọc trong thiết bị). Điện áp quá độ đặt lên KHE HỞ KHÔNG KHÍ được đo bằng cách sử dụng quy trình thử nghiệm dưới đây, và KHE HỞ KHÔNG KHÍ phải dựa trên giá trị đo được.

Trong quá trình thử nghiệm, thiết bị được nối với khối nguồn riêng của thiết bị, nếu có, nhưng không được nối với nguồn lưới, cũng không được nối với MẠNG VIỄN THÔNG, và tất cả các bộ triệt tiêu quá áp trong MẠCH SƠ CẤP đều được ngắt ra.

Cơ cấu đo điện áp được nối ngang qua KHE HỞ KHÔNG KHÍ.

a) Quá độ do điện áp quá độ nguồn lưới trên NGUỒN LƯỚI XOAY CHIỀU

Để đo mức suy giảm điện áp quá độ qua KHE HỞ KHÔNG KHÍ do điện áp quá độ nguồn lưới trên NGUỒN LƯỚI XOAY CHIỀU, sử dụng bộ phát xung thử nghiệm chuẩn 2 trong bảng N.1 để phát xung 1,2/50 µs. Điện áp Uc bằng điện áp quá độ nguồn lưới được cho trong các tiêu đề cột của bảng 2H. CHÚ THÍCH: Đối với NGUỒN LƯỚI MỘT CHIỀU, xem G.2.2 và G.5.

Ba đến sáu xung có cực tính xen kẽ, với khoảng cách ít nhất là 1 s giữa các xung, được đặt lên một trong các điểm dưới đây trong trường hợp liên quan:

- pha-pha;

- tất cả các dây pha nối với nhau và trung tính; - tất cả các dây pha nối với nhau và đất bảo vệ; - trung tính và đất bảo vệ.

b) Quá độ do điện áp quá độ MẠNG VIỄN THÔNG

Để đo mức suy giảm điện áp quá độ ngang qua KHE HỞ KHÔNG KHÍ do điện áp quá độ MẠNG VIỄN THÔNG, sử dụng bộ phát xung thử nghiệm chuẩn 1 trong bảng N.1 để phát các xung 10/700 ms. Điện áp Uc bằng điện áp quá độ MẠNG VIỄN THÔNG.

Nếu chưa biết điện áp quá độ MẠNG VIỄN THÔNG của MẠNG VIỄN THÔNG đang xem xét, thì được lấy như sau:

- 1 500 Vđỉnh nếu mạch nối với MẠNG VIỄN THÔNG là mạch TNV-1 hoặc mạch TNV-3; và - 800 Vđỉnh nếu mạch nối với MẠNG VIỄN THÔNG là mạch SELV hoặc mạch TNV-2.

Ba đến sáu xung có cực tính xen kẽ, với khoảng cách giữa các xung ít nhất là 1 s, được đặt lên một trong các điểm trong các điểm đấu nối với MẠNG VIỄN THÔNG dưới đây:

- mỗi cặp đầu nối (ví dụ A và B hoặc cực dương và mạch vòng) trong giao diện; - tất cả các đầu nối của kiểu giao diện đơn nối với nhau và đất.

2.10.4. Chiều dài đường rò

CHIỀU DÀI ĐƯỜNG RÒ không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất tương ứng quy định trong bảng 2L, có tính đến giá trị của điện áp làm việc, độ nhiễm bẩn và nhóm vật liệu.

Đối với CÁCH ĐIỆN TĂNG CƯỜNG, giá trị của CHIỀU DÀI ĐƯỜNG RÒ bằng hai lần giá trị đối với CÁCH ĐIỆN CHÍNH trong bảng 2L.

Nếu CHIỀU DÀI ĐƯỜNG RÒ lấy từ bảng 2L nhỏ hơn KHE HỞ KHÔNG KHÍ nhỏ nhất có thể áp dụng, thì giá trị KHE HỞ KHÔNG KHÍ nhỏ nhất này phải được áp dụng như CHIỀU DÀI ĐƯỜNG RÒ nhỏ nhất.

Cho phép sử dụng CHIỀU DÀI ĐƯỜNG RÒ nhỏ nhất bằng với KHE HỞ KHÔNG KHÍ có thể áp dụng đối với thuỷ tinh, mica, gốm và các vật liệu tương tự.

Đối với điện áp làm việc được sử dụng để xác định CHIỀU DÀI ĐƯỜNG RÒ: - phải sử dụng giá trị một chiều hoặc giá trị hiệu dụng thực tế;

- nếu sử dụng giá trị một chiều, không được tính đến mọi nhấp nhô xếp chồng;

- không được tính đến điều kiện ngắn hạn (ví dụ, tín hiệu chuông reo có nhịp điệu trong mạch TNV); - không được tính đến nhiễu ngắn hạn (ví dụ các quá độ).

Khi xác định điện áp làm việc đối với mạch TNV nối với MẠNG VIỄN THÔNG mà chưa biết đặc tính của chúng, thì điện áp làm việc bình thường phải được giả thiết là các giá trị dưới đây:

- 60 V một chiều đối với các mạch TNV-1; - 120 V một chiều đối với mạch TNV-2 và TNV-3. Các nhóm vật liệu được phân loại như sau:

Nhóm vật liệu I 600 ≤ CTI (chỉ số phóng điện bề mặt tương đối) Nhóm vật liệu II 400 ≤ CTI < 600

Nhóm vật liệu IIIa 175 ≤ CTI < 400 Nhóm vật liệu IIIb 100 ≤ CTI < 175

Nhóm vật liệu được kiểm tra bằng cách đánh giá dữ liệu thử nghiệm vật liệu theo IEC 60112 sử dụng 50 giọt dung dịch A.

Nếu chưa biết nhóm vật liệu, phải coi chúng là vật liệu nhóm IIIb.

Nếu CTI bằng 175 hoặc lớn hơn là cần thiết, mà dữ liệu chưa có sẵn, thì nhóm vật liệu có thể được thiết lập qua thử nghiệm đối với chỉ số chịu phóng điện bề mặt (PTI) được nêu cụ thể trong IEC 60112. Vật liệu có thể nằm trong một nhóm nếu PTI của nó được thiết lập qua các thử nghiệm này có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị thấp của CTI quy định cho nhóm đó.

Bảng 2L - Chiều dài đường rò nhỏ nhất

ĐIỆN ÁP LÀMVIỆC VIỆC V hiệu dụng hoặc một chiều CÁCH ĐIỆN CHỨC NĂNG, chính và phụ

Độ nhiễm bẩn 1 Độ nhiễm bẩn 2 Độ nhiễm bẩn 3

Nhóm vật liệu Nhóm vật liệu Nhóm vật liệu

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - AN TOÀN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG Information technology equypment - Safety - Part 1: General requyrements (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w