Chất lỏng dễ cháy

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - AN TOÀN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG Information technology equypment - Safety - Part 1: General requyrements (Trang 87 - 89)

- THIẾT BỊ CẮM TRỰC TIẾP; THIẾT BỊ CƠ ĐỘNG;

4.3.12. Chất lỏng dễ cháy

Nếu sử dụng chất lỏng dễ cháy trong thiết bị, chất lỏng phải được giữ trong bình chứa đậy kín, ngoại trừ lượng cần thiết cho hoạt động của thiết bị. Lượng lớn nhất của chất lỏng dễ cháy được giữ trong thiết bị nhìn chung không được vượt quá 5 l. Tuy nhiên, nếu lượng chất lỏng để sử dụng trong 8 h là nhiều hơn 5 l thì lượng giữ trong thiết bị được phép tăng lên đến lượng yêu cầu để hoạt động trong 8 h.

Dầu hoặc các chất lỏng tương đương được sử dụng để bôi trơn hoặc dùng trong hệ thống thuỷ lực phải có điểm chớp cháy là 149 oC hoặc cao hơn, và bình chứa phải có kết cấu được gắn kín. Hệ thống phải có dự phòng cho giãn nở chất lỏng và phương tiện giảm áp suất. Yêu cầu này không áp dụng cho dầu bôi trơn được sử dụng cho các điểm có ma sát góp một lượng nhiên liệu không đáng kể để cháy.

Ngoại trừ các điều kiện nêu dưới đây, chất lỏng có thể đổ đầy lại, ví dụ như mực in, phải có điểm chớp cháy là 60 oC hoặc cao hơn, và không được đủ áp suất để gây phun.

Chất lỏng dễ cháy có thể nạp đầy lại có điểm chớp cháy thấp hơn 60 oC hoặc ở áp suất đủ để gây phun là được phép với điều kiện khi xem xét thấy rằng không có khả năng phun chất lỏng hoặc tích lại hỗn hợp hơi-không khí dễ cháy có thể gây ra nguy hiểm nổ hoặc cháy. Trong điều kiện làm việc bình thường, thiết bị sử dụng chất lỏng dễ cháy không được tạo ra hỗn hợp với nồng độ vượt quá một phần tư giới hạn nổ nếu hỗn hợp ở gần nguồn đánh lửa, hoặc vượt quá một nửa giới hạn nổ nếu hỗn hợp không ở gần nguồn đánh lửa. Việc xem xét cũng phải tính đến tính nguyên vẹn của hệ thống vận chuyển chất lỏng. Hệ thống vận chuyển chất lỏng phải có vỏ thích hợp hoặc có kết cấu sao cho tránh rủi ro cháy hoặc nổ, thậm chí ngay cả ở các điều kiện quy định trong 4.2.5.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và, nếu cần, bằng thử nghiệm sau:

Thiết bị được làm việc theo 4.5.1 cho đến khi nhiệt độ ổn định. Trong điều kiện này, thiết bị được làm việc theo cách thông thường, như trong hướng dẫn vận hành, và lấy các mẫu khí quyển trong vùng lân cận của thành phần điện và xung quanh thiết bị để xác định nồng độ hơi dễ cháy đang có.

Các mẫu khí quyển được lấy trong các khoảng thời gian cách nhau 4 min; lấy bốn mẫu trong quá trình làm việc bình thường, sau đó lấy bảy mẫu sau khi thiết bị đã ngừng làm việc.

Nếu, sau khi thiết bị ngừng làm việc, mật độ hơi dễ cháy có chiều hướng tăng lên, các mẫu phải tiếp tục được lấy trong các khoảng thời gian cách nhau 4 min cho đến khi mật độ được giảm xuống. Nếu hoạt động không bình thường của thiết bị có thể xảy ra do các quạt không hoạt động, thì điều kiện này được mô phỏng trong thử nghiệm sự phù hợp này.

4.3.13. Bức xạ

4.3.13.1. Quy định chung

Thiết bị phải được thiết kế sao cho giảm thiểu được các nguy hiểm về ảnh hưởng có hại của bức xạ đến con người, và hư hại vật liệu làm phương hại đến an toàn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và được nêu cụ thể trong 4.3.13.2, 4.3.13.3, 4.3.13.4, 4.3.13.5 và 4.3.13.6 nếu thích hợp.

4.3.13.2. Bức xạ gây iôn hóa

Đối với thiết bị bức xạ gây iôn hoá, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm trong phụ lục H. 4.3.13.3. Ảnh hưởng của bức xạ cực tím (UV) lên vật liệu

Các yêu cầu dưới đây chỉ áp dụng cho thiết bị có các bóng đèn bức xạ UV đáng kể, tức là có phát xạ phần lớn nằm trong phổ từ 180 nm đến 400 nm, như quy định bởi nhà chế tạo bóng đèn.

CHÚ THÍCH: Các bóng đèn sợi đốt và các bóng đèn huỳnh quang dùng cho mục đích chung có vỏ thuỷ tinh thông thường không được coi là bức xạ UV đáng kể.

Các phần phi kim loại (ví dụ, VỎ BỌC phi kim loại và các vật liệu bên trong kể cả cách điện của dây và cáp), chịu bức xạ UV phát ra từ bóng đèn trong thiết bị, phải có đủ khả năng chịu được sự xuống cấp đến mức không làm ảnh hưởng đến an toàn.

Bảng 4A - Giới hạn tối thiểu duy trì thuộc tính sau khi chịu bức xạ UV Các bộ phận được

thử nghiệm Thuộc tính phương pháp thử nghiệmTiêu chuẩn dùng cho Mức duy trì tối thiểusau thử nghiệm

Các bộ phận được

thử nghiệm Thuộc tính phương pháp thử nghiệmTiêu chuẩn dùng cho Mức duy trì tối thiểusau thử nghiệm

hoặc Độ bền uốn 1)2) ISO 178 70% Các bộ phận bảo vệ chống va đập Va đập Charpy 3) hoặc Va đập Izod 3) hoặc Va đập Tensile 3) ISO 179 70% ISO 180 70% ISO 8256 70%

Tất cả các bộ phận Phân loại tính dễ cháy Xem 1.2.12 và phụ lục A Xem 4) 1) Các thử nghiệm độ bền kéo và độ bền uốn được thực hiện trên các mẫu không dày hơn chiều dày thực tế.

2) Phía mẫu chịu bức xạ UV phải tiếp xúc với hai điểm chất tải khi sử dụng phương pháp ba điểm chất tải.

3) Các thử nghiệm được tiến hành trên các mẫu dày 3,0 mm đối với thử nghiệm va đập Izod và thử nghiệm va đập Tensile và trên các mẫu dày 4,0 mm đối với thử nghiệm va đập Charpy thì được coi là đại diện cho các độ dày khác, đến bằng 0,8 mm.

4) Phân loại tính dễ cháy có thể thay đổi chừng nào nó không giảm xuống thấp hơn các giá trị quy định trong điều 4.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét kết cấu và các dữ liệu có sẵn về đặc tính chịu UV của các bộ phận chịu bức xạ UV trong thiết bị. Nếu không có sẵn các dữ liệu này, tiến hành các thử nghiệm trong bảng 4A trên các bộ phận này.

Các mẫu được lấy từ các bộ phận hoặc làm bằng vật liệu tương tự được chuẩn bị theo tiêu chuẩn này đối với thử nghiệm cần tiến hành. Sau đó chúng được ổn định theo phụ lục Y. Sau quá trình ổn định, các mẫu không được có dấu hiệu hư hại đáng kể, như nứt hoặc vỡ. Sau đó chúng được giữ trong điều kiện phòng trong thời gian không ít hơn 16 h và không nhiều hơn 96 h, rồi tiến hành thử nghiệm theo tiêu chuẩn đối với thử nghiệm liên quan.

Để đánh giá phần trăm duy trì thuộc tính sau thử nghiệm, các mẫu không được ổn định theo phụ lục Y được thử nghiệm đồng thời với các mẫu được ổn định. Mức duy trì phải như quy định trong bảng 4A. 4.3.13.4. Con người chịu bức xạ UV

Các yêu cầu dưới đây chỉ áp dụng cho thiết bị có các bóng đèn bức xạ UV đáng kể, có nghĩa là có phát xạ phần lớn nằm trong phổ từ 180 nm đến 400 nm như quy định bởi nhà chế tạo bóng đèn. CHÚ THÍCH 1: Các bóng đèn sợi đốt và bóng đèn huỳnh quang dùng cho mục đích chung, có vỏ thuỷ tinh thông thường, không được coi là bức xạ UV đáng kể.

Thiết bị không được bức xạ UV quá mức. Bức xạ UV phải:

- được bọc thích hợp trong VỎ BỌC của bóng đèn UV hoặc trong VỎ BỌC của thiết bị; hoặc - không được vượt quá giới hạn liên quan cho trong IEC 60825-9.

Trong quá trình hoạt động bình thường, giới hạn liên quan là giới hạn phơi nhiễm trong 8 h.

Cho phép giới hạn cao hơn trong thời gian giới hạn khi bảo dưỡng và làm sạch, nếu cần thiết phải bật bóng đèn UV trong các thao tác này. Các giới hạn liên quan là các giới hạn đối với khoảng thời gian cần thiết để thực hiện các thao tác này, chúng phải được nêu trong hướng dẫn cho NGƯỜI SỬ DỤNG và hướng dẫn bảo trì.

Tất cả các cửa và nắp để NGƯỜI SỬ DỤNG tiếp cận, nếu mở ra, thì NGƯỜI SỬ DỤNG tiếp cận bức xạ cao hơn giới hạn cho phép nêu trên thì phải được ghi nhãn bằng một trong các nội dung sau (xem thêm 1.7.14):

- "cảnh báo: Tắt bóng đèn UV trước khi mở ", hoặc tương đương; hoặc

- ký hiệu hoặc tương đương.

Không đòi hỏi nhãn trên đối với cửa hoặc nắp có thiết bị đóng cắt khóa liên động (xem 2.8) sẽ ngắt điện của bóng đèn UV khi cửa hoặc nắp được mở ra, hoặc có bất kỳ cơ cấu cơ khí khác ngăn ngừa

bức xạ UV.

Nếu ký hiệu bức xạ UV được sử dụng trên thiết bị, thì cả ký hiệu và cảnh báo tương tự như ghi nhãn trên đây phải xuất hiện cùng nhau trong hướng dẫn cho NGƯỜI SỬ DỤNG và hướng dẫn bảo trì. Nếu có thể có phát xạ cao hơn giá trị được phép nêu trên trong vùng NGƯỜI BẢO TRÌ có thể tiếp cận, và thiết bị cần được cấp điện trong khi bảo trì, thì phải ghi nhãn với một trong các nội dung sau: - "cảnh báo: sử dụng trang bị bảo vệ mắt và da trong quá trình bảo trì", hoặc tương đương; hoặc

- ký hiệu hoặc tương đương.

Nhãn phải được đặt ở vị trí nhìn thấy ngay trong khi bảo trì (xem thêm 1.7.14).

Nếu ký hiệu bức xạ UV được sử dụng trên thiết bị, thì cả ký hiệu và cảnh báo tương tự như ghi nhãn trên đây phải xuất hiện cùng nhau trong hướng dẫn bảo trì.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, và nếu cần bằng phép đo.

Đo bức xạ UV bằng cách sử dụng máy quang phổ quét hoặc máy dò đặc biệt có đáp tuyến phổ bằng hiệu ứng phổ tương đối cho dải UV.

Phơi nhiễm bức xạ UV và độ rọi hiệu dụng trong quá trình làm việc bình thường không được vượt quá giới hạn cho trong IEC 60825-9 trong 8 h phơi nhiễm.

Phơi nhiễm bức xạ UV và độ rọi hiệu dụng trong quá trình bảo dưỡng và làm sạch không được vượt quá các giới hạn trong IEC 60825-9 tương ứng với thời gian phơi nhiễm quy định cho các thao tác này trong hướng dẫn liên quan. Bức xạ lớn nhất cho phép là bức xạ trong thời gian phơi nhiễm là 30 min.

CHÚ THÍCH 2: Bức xạ được phép sẽ tăng lên khi thời gian phơi nhiễm giảm đi.

Tất cả các cửa và nắp để NGƯỜI SỬ DỤNG tiếp cận, và các bộ phận như thấu kính, bộ lọc và các bộ phận tương tự, nếu việc mở hoặc tháo chúng ra sẽ làm tăng bức xạ UV, thì phải mở hoặc tháo ra trong quá trình đo, trừ khi có thiết bị đóng cắt KHÓA LIÊN ĐỘNG AN TOÀN cắt điện tới bóng đèn UV, hoặc có cơ cấu cơ khí khác ngăn ngừa bức xạ UV.

CHÚ THÍCH 3: Hướng dẫn kỹ thuật đo, xem CIE 63. 4.3.13.5. Tia laze (kể cả LED)

Trừ những điều được phép dưới đây, thiết bị phải được phân loại và ghi nhãn theo IEC 60825-1 và IEC 60825-2, nếu áp dụng.

Thiết bị là sản phẩm laze cấp 1, tức là không có tia laze hoặc điốt phát sáng (LED) có số cấp cao hơn, thì không đòi hỏi phải có nhãn cảnh báo hoặc quy định khác về laze (xem 1.1 của IEC 60825-1). Dữ liệu về linh kiện laze hoặc LED phải khẳng định rằng các linh kiện này phù hợp với giới hạn phát xạ tiếp cận được cấp I khi đo theo IEC 60825-1, để áp dụng cho ngoại lệ nêu trên. Các dữ liệu có thể được lấy từ nhà chế tạo (xem 1.4.15) và có thể liên quan đến linh kiện rời hoặc đến linh kiện theo ứng dụng của nó trong thiết bị. Cơ cấu laze hoặc LED chỉ được tạo ra bức xạ trong dải bước sóng từ 180 nm đến 1 mm.

CHÚ THÍCH 1: Một số ví dụ về ứng dụng LED mà bình thường đáp ứng các yêu cầu: - đèn chỉ thị;

- thiết bị hồng ngoại loại được sử dụng trong thiết bị giải trí trong nhà;

- thiết bị hồng ngoại dùng để truyền dữ liệu loại được sử dụng giữa máy tính và thiết bị ngoại vi; - bộ ghép nối quang; và

- thiết bị công suất thấp tương tự khác.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng cách đánh giá dữ liệu do nhà chế tạo cung cấp và, nếu cần, bằng thử nghiệm theo IEC 60825-1.

4.3.13.6. Các loại bức xạ khác

Đối với các loại bức xạ khác, kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - AN TOÀN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG Information technology equypment - Safety - Part 1: General requyrements (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w