Trường xa, một nguồn

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỂ ĐO TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RAĐIÔ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM CỦACON NGƯỜI Ở DẢI TẦN TỪ 100 kHz ĐẾN 300 GHz (Trang 28)

6. Phép đo trong trường phơi nhiễm có nguy hiểm tiềm ẩn 1 Qui trình đo đối với trường ngoà

6.1.2 Trường xa, một nguồn

Có thể tiến hành phép đo trường sóng phẳng có phân cực tuyến tính mà vị trí, tần số và phân cực của nguồn đã biết bằng đồng hồ đo cường độ trường điều hưởng có độ chính xác chấp nhận được bao trùm dải tần đang xét. Thiết bị đo này được dùng với anten thông thường đã hiệu chuẩn như anten loa hoặc anten lưỡng cực độ lợi tiêu chuẩn. Ngoài ra, có thể dùng đầu dò nguy hiểm đẳng hướng. Phản xạ nhiều chiều có thể tạo nên phân bố trường không đồng đều ở mức cao, đặc biệt là ở tần số vượt quá 300 MHz. Để đánh giá mức phơi nhiễm ở vị trí qui định bất kỳ, cần thực hiện một loạt các phép đo trên bề mặt vuông có cạnh xấp xỉ 1 m hoặc 2 m. Giá trị trung bình theo không gian của bình phương trường trên diện tích đó, ví dụ trên diện tích tương đương với mặt cắt theo phương thẳng đứng của cơ thể người, được xem là giá trị tương ứng để so sánh với bất kỳ giá trị nào mà hướng dẫn bảo vệ xem là tiêu chí. Cần thực hiện phép đo gần vật thể kim loại bức xạ lại với mép của đầu dò ở khoảng cách ít nhất là ba lần "chiều dài đầu dò" tính từ vật thể, ví dụ 20 cm.

Trong lúc nâng hoặc cầm anten hoặc đầu dò để đo, cần cẩn thận để tránh phản xạ hoặc nhiễu trường do kết cấu đỡ hoặc do cơ thể người vận hành. Trong trường hợp có yêu cầu, phần kim loại của thiết bị đo hoặc kết cấu đỡ, phải được che bằng vật liệu hấp thụ có chất lượng tương ứng để tránh nhiễu trường. Trong trường hợp có thể, cáp nối đầu dò phải được hướng vuông góc với trường điện. Nếu không thực hiện được, hoặc trong trường hợp hiệu ứng nhiều chiều xấu tạo ra các trường xuất phát từ nhiều hướng, cáp kim loại phải được bọc vật liệu hấp thụ trừ khi thử nghiệm cho thấy vị trí của cáp không ảnh hưởng đến phép đo. Vật liệu điện môi dùng để cố định càng nhỏ càng tốt (mặt cắt phản xạ nhỏ nhất) và nên là vật liệu có hằng số điện môi thấp, hoặc chiều dày hiệu quả TE nhỏ hơn một phần tư bước sóng. Chiều dày hiệu quả được cho bởi công thức:

(20)

Trong đó T là chiều dày và εr là hằng số điện môi tương đối. Ngay cả tấm điện môi (εr > 2) cũng có thể làm thay đổi đáng kể trường sóng phẳng nếu chiều dày hiệu quả lớn hơn 0,1 bước sóng.

Để có độ chính xác cao nhất, cần tính đến nguồn sai số sao cho cường độ trường thực có thể được xác định với độ không đảm bảo đo nhỏ hơn ± 2 dB. Để đạt đến mức chính xác này ở tần số trên 300 MHz, phải thực hiện đo bằng cách quét hoặc đo nhiều điểm cố định trên mỗi bước sóng để có được thông tin về sự thay đổi cường độ trường trong diện tích đó do phản xạ nhiều chiều và các phản xạ khác.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỂ ĐO TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RAĐIÔ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM CỦACON NGƯỜI Ở DẢI TẦN TỪ 100 kHz ĐẾN 300 GHz (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w