Sử dụng dữ liệu kiểm tra trường gần để đánh giá SAR tiềm ẩn vượt quá ở người bị phơi nhiễm

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỂ ĐO TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RAĐIÔ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM CỦACON NGƯỜI Ở DẢI TẦN TỪ 100 kHz ĐẾN 300 GHz (Trang 35)

6. Phép đo trong trường phơi nhiễm có nguy hiểm tiềm ẩn 1 Qui trình đo đối với trường ngoà

6.4 Sử dụng dữ liệu kiểm tra trường gần để đánh giá SAR tiềm ẩn vượt quá ở người bị phơi nhiễm

nhiễm

nhiễm dạng E2, H2 và S dựa trên SAR trung bình toàn bộ cơ thể, dưới giá trị đó mong muốn không xuất hiện các ảnh hưởng bất lợi. Tuy nhiên, với hầu hết các trường hợp phơi nhiễm, cần ước tính nguy hiểm RF tiềm ẩn có thể tồn tại bằng cách đo trường tới, tức là, SAR cảm ứng khi con người bị phơi nhiễm không thể đo trực tiếp; chỉ có thể đo các tham số trường phơi nhiễm bên ngoài. Tuy nhiên, đối với phơi nhiễm toàn bộ cơ thể trong trường sóng phẳng đồng nhất thì SAR trung bình toàn bộ cơ thể có thể được xác định với độ chính xác hợp lý dùng dữ liệu trường phơi nhiễm vì hầu hết các mức phơi nhiễm lớn nhất cho phép là dựa trên mô hình toán học và tính toán SAR toàn bộ cơ thể liên quan đến phơi nhiễm trường sóng phẳng.

Đối với môi trường phơi nhiễm RF sóng không phẳng xác định, ước tính thô bậc biên độ có thể thực hiện bởi SAR cục bộ hay SAR vùng trong các diện tích khác nhau của cơ thể người bị phơi nhiễm đối với trường hợp trường xa và đối với một số trường hợp phơi nhiễm trường gần nhất định. Trong một số trường hợp nhất định, có thể ước tính, mà không cần thực hiện thực sự phép đo SAR, ví dụ, phép đo cường độ trường phơi nhiễm trong môi trường RF cụ thể cần xét, có thể được so sánh với các giá trị với dữ liệu SAR đã công bố. Các phép đo và so sánh này cho phép ước tính thô phân bố SAR cục bộ mong muốn khi con người bị phơi nhiễm trong các trường giống như môi trường RF đã khảo sát. Trong điều kiện phơi nhiễm trường gần nhất định, dữ liệu cường độ trường không cung cấp đủ để đánh giá nguy hiểm RF tiềm ẩn với con người. Khi vật bức xạ RF hoặc vật bức xạ lại rọi vào một phần nhỏ của cơ thể người và phân bố trong không gian của trường không đồng nhất trên thể tích cần kiểm tra, phép đo phân bố SAR cục bộ có thể là phương pháp thích hợp nhất để đánh giá nguy hiểm. Vì vậy, trong các trường hợp này, phép đo E hoặc H có thể không đủ. Điều này đặc biệt đúng khi khoảng cách từ nguồn RF đến vật thể phơi nhiễm nhỏ hơn xấp xỉ ba lần chiều dài anten đầu dò.

6.4.2 Phép đo dòng điện cảm ứng

Kỹ thuật đo không tiếp cận được phát triển để đánh giá SAR từ phép đo dòng điện cảm ứng cơ thể. Các phép đo này được thực hiện với thiết bị có vị trí rất gần với hoặc tiếp xúc với cơ thể. Ví dụ, trong trường hợp phơi nhiễm bao gồm trường RF ở tần số dưới vài trăm megahéc, phép đo dòng điện RF tổng qua cơ thể, xuống đất có thể dùng để ước tính SAR cục bộ do ghép với trường gần trong các vùng kết cấu cơ thể khác nhau.

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1 Phạm vi áp dụng 2 Tài liệu viện dẫn 3 Định nghĩa

4 Các lưu ý về phép đo liên quan đến đánh giá nguy hiểm RF 4.1 Đặc tính của bức xạ trường điện từ tần số rađiô (EM RF) 4.2 Tóm tắt các vấn đề gặp phải trong các phép đo

4.3 Vấn đề đo SAR

4.4 Lưu ý đối với phép đo dòng điện cảm ứng 5 Thiết bị đo

5.1 Hệ thống đo trường ngoài 5.2 Đặc tính điện mong muốn

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỂ ĐO TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RAĐIÔ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM CỦACON NGƯỜI Ở DẢI TẦN TỪ 100 kHz ĐẾN 300 GHz (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w