Xác định SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể bằng phép đo nhiệt lượng

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỂ ĐO TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RAĐIÔ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM CỦACON NGƯỜI Ở DẢI TẦN TỪ 100 kHz ĐẾN 300 GHz (Trang 34 - 35)

6. Phép đo trong trường phơi nhiễm có nguy hiểm tiềm ẩn 1 Qui trình đo đối với trường ngoà

6.3.3 Xác định SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể bằng phép đo nhiệt lượng

SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể có thể được đo dùng phương pháp nhiệt lượng. Trước đây, các phương pháp này được sử dụng chủ yếu với động vật nhỏ hoặc mô hình động vật; tuy nhiên gần đây, phương pháp ghép đôi nhiệt lượng được sử dụng để đo SAR trong mô hình toàn bộ kích thước của con người. Thiết bị chính của hệ thống đo này là thiết bị đo nhiệt lượng, và thường sử dụng thiết bị phân lớp građien. Thiết bị đo nhiệt lượng phân lớp građien có tín hiệu điện áp ra thuận tiện tỉ lệ với tốc độ dòng năng lượng nhiệt ra khỏi thiết bị (điện áp dương) hoặc tốc độ dòng năng lượng nhiệt đi vào (điện áp âm). Nói chung, tín hiệu thường có tạp rất thấp, và độ nhạy của thiết bị điển hình là khoảng 1,3 J/(mVs).

Ở chế độ đặt trong phòng thử nghiệm, phép đo nhiệt lượng SAR bắt đầu với việc cân bằng nhiệt trên vật thể thử nghiệm, thường là mô hình động vật thực hoặc mô hình con người theo tỷ lệ. Giả thiết rằng nhiệt độ phòng thử nghiệm là hằng số và bằng với nhiệt độ của vật thể thử nghiệm được ổn định nhiệt và đồng hồ đo nhiệt lượng. Sau đó, vật thể thử nghiệm được chiếu trong suốt thời gian đo và ngay sau đó được đặt vào trong đồng hồ đo nhiệt lượng. Điện áp ra của đồng hồ đo nhiệt lượng được theo dõi định kỳ cho đến khi tất cả nhiệt năng do chiếu gây ra ra khỏi vật thể và lại trở về nhiệt độ ban đầu. Quá trình này có thể mất vài giờ hoặc vài ngày tùy thuộc vào kích cỡ và khối lượng của vật thể. Ở thời điểm này, điện áp của đồng hồ đo nhiệt lượng bằng không và diện tích bên dưới đường cong mô tả sự biến thiên điện áp của đồng hồ đo nhiệt lượng theo thời gian tỉ lệ với năng lượng lưu lại trong vật thể. Diện tích này được nhân với hằng số hiệu chuẩn của thiết bị để có được tổng năng

lượng lưu lại, tính bằng Jun. Chia năng lượng này cho thời gian chiếu, tính bằng giây, có được tốc độ lưu lại năng lượng (công suất), tính bằng oát; SAR trung bình có được bằng cách chia công suất này cho khối lượng (tính bằng kilôgam) của vật thể thử nghiệm.

Nếu hai đồng hồ đo nhiệt lượng phù hợp được sử dụng cùng với hai vật thể thử nghiệm giống nhau thì có thể sử dụng các qui trình này khi không có điều khiển nhiệt độ chính xác, ví dụ như ở ngoài trời. Tuy nhiên với phép đo SAR ngoài trời cần có nỗ lực gấp đôi, và tất cả các thiết bị cần được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của ánh nắng trực tiếp, mưa..v.v..

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỂ ĐO TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RAĐIÔ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM CỦACON NGƯỜI Ở DẢI TẦN TỪ 100 kHz ĐẾN 300 GHz (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w