6. Phép đo trong trường phơi nhiễm có nguy hiểm tiềm ẩn 1 Qui trình đo đối với trường ngoà
6.2 Phép đo dòng điện cảm ứng trong cơ thể và dòng điện tiếp xúc 1 Dòng điện cảm ứng trong cơ thể
6.2.1 Dòng điện cảm ứng trong cơ thể
Có một số vấn đề cần xem xét khi lựa chọn thiết bị đo dòng điện cảm ứng. Thứ nhất, đồng hồ đo bằng cách đứng trên nó phải chịu ảnh hưởng của dòng điện chuyển dịch cảm ứng trường điện từ các trường bị giới hạn ở tấm đỡ phía trên. Nghĩa là, loại đồng hồ này có thể tạo ra các số chỉ dòng điện khi phải chịu trường điện cường độ mạnh, ngay cả khi không có đối tượng đứng trên đồng hồ. Tuy nhiên, khi có đối tượng đứng trên đồng hồ, trường điện thường được che chắn khỏi tương tác đáng kể với tấm đỡ phía trên vì chúng thường kết thúc trên bề mặt của đối tượng. Vì vậy, khi sử dụng đồng hồ kiểu tấm phẳng song song, số chỉ dòng điện chuyển dịch, khi không có người đứng trên, cần được bỏ qua. Số chỉ dòng điện cảm ứng khi có đối tượng cần được xem là số chỉ chính xác nhất của dòng điện cảm ứng trong cơ thể (không cần trừ đi dòng điện dịch chuyển ban đầu).
Một quan sát khác là tổng dòng điện qua cả hai mắt cá chân đo bởi đồng hồ kiểu kẹp có xu hướng lớn hơn một chút so với giá trị tương ứng chỉ ra ở đồng hồ kiểu đứng lên nó. Hiện tượng này do giao thoa trường điện ở mặt ngoài của tấm phía trên của đồng hồ loại đứng trên nó cảm ứng điện tích trên tấm phía trên và, do đó, dòng điện chuyển dịch không chạy qua phần tử cảm biến dòng điện của đồng hồ. Hiện tượng có xu hướng làm giảm dòng điện cảm ứng trên đồng hồ loại đứng trên nó này là hàm của tần số RF và kết cấu hình học của đồng hồ. Trong khi dòng điện chạy qua mắt cá chân, ngay phía trên bàn chân, có thể lớn hơn một chút so với dòng điện chạy qua lòng bàn chân do dòng điện chuyển dịch rò ra bàn chân, dòng điện này thường không đáng kể. Dòng điện đo được bằng đồng hồ đo dòng điện kiểu kẹp là phương pháp chính xác hơn để đo dòng điện thực tế chạy qua mắt cá chân. Trong khi giới hạn dòng điện cảm ứng qui định trong các hướng dẫn và tiêu chuẩn hiện hành (TCVN 3718-1) là dựa trên giới hạn dòng điện chạy qua vùng này (mặt cắt nhỏ nhất của chân) để hạn chế SAR cục bộ thì giới hạn thực được qui định là dòng điện qua bàn chân, không phải dòng điện qua mắt cá chân.
Một vấn đề khác là mối quan hệ chính xác giữa dòng điện cảm ứng được thể hiện trên đồng hồ kiểu đứng trên nó với dòng điện thực tế chạy qua bàn chân khi đối tượng đứng trên các mặt nền khác nhau. Ví dụ, các điều kiện dẫn của nền và kết cấu của mặt nền khác nhau, ví dụ như cỏ, sỏi, bê tông, sàn thép, sàn gỗ..v.v.. có thể tạo ra các dòng điện cảm ứng trong cơ thể khác nhau với cùng một cường độ trường điện, khi đo với đồng hồ kiểu đứng trên nó. Điều này là do mức độ khác nhau của tiếp xúc điện giữa tấm kim loại bên dưới và mặt nền thực tế, tức là, bề mặt phẳng của tấm đỡ phía dưới không tạo tiếp xúc đồng nhất với nhiều bề mặt được đặt lên. Ngoài ra, mức độ tiếp xúc có thể thay đổi theo khối lượng của người. Sự thay đổi vốn có này của đồng hồ kiểu đứng trên nó gợi ý rằng phép đo trực tiếp dòng điện qua mắt cá chân sử dụng đồng hồ đo dòng điện kiểu kẹp sẽ chịu ít thay đổi do điều kiện tiếp xúc và có được kết quả đo dòng điện chạy qua mắt cá chân ý nghĩa hơn trong điều kiện thực tế tiếp xúc của giày với các bề mặt nền khác nhau.
Khi có sự biến động trong kết quả đo, phải xem xét việc sử dụng anten tương đương con người (xem 5.5). Các thiết bị này loại trừ những biến động do chênh lệch về tầm vóc, tư thế và giày dép của con người. Chúng cũng cho phép đo dòng điện mà không yêu cầu con người phải chịu phơi nhiễm với dòng điện và trường nguy hiểm tiềm ẩn.