Giải pháp tăng cường bảo đảm thực hiện nguyêntắc suy đoán vô tội

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. (Trang 158 - 183)

khẳng định rằng, nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng đối với việc áp dụng pháp luật cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Đặt trong bối cảnh Việt Nam, toàn dân cùng phấn đấu vì mục tiêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền, dân chủ thì các biện pháp để bảo vệ quyền con người, quyền công dân cần được quan tâm một cách thích đáng, trong đó cần đề cao nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự. Để bảo đảm thực hiện hiệu quả nguyên tắc suy đoán vô tội trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng, cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

4.3.1. Quán triệt và thống nhất nhận thức trong toàn thể đội ngũ cán bộ, những người tiến hành và tham gia tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử về việc luôn bảo đảm đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội

Có thể nói nhận thức là vấn đề mấu chốt trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Nguyên tắc dù có tiến bộ đến đâu cũng không có ý nghĩa nếu không được thực thi trong xã hội. Để bảo đảm áp dụng đúng đắn nguyên tắc suy đoán vô

tội trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, thì yêu cầu trước tiên đối với cán bộ, những người có thẩm quyền tiến hành và tham gia tố tụng là phải quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung, tầm quan trọng và ý nghĩa của nguyên tắc này. Đây là một quá trình vô cùng gian nan và phải có nhiều cố gắng mới đạt được.

Xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư ohaps là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được chủ trương này, cần đảm bảo quyền của những người yếu thế trong tố tụng hình sự: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Mọi vấn đề đặt ra là làm sao để mọi người nhận thức được đúng đắn về quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể này. Nhận thức đúng đắn nguyên tắc suy đoán vô tội chính là một kênh tốt để tiếp cận công lý. Cần tránh tình trạng hiện hành là quy định của luật thì mở cho người bị buộc tội còn đến các quy định chuyên ngành thì khép bớt lại, đến khi thực hiện thì “hạn chế về nhận thức” đã xóa đi những quy định tiến bộ đảm bảo quyền lợi của người bị buộc tội.

Nhằm xây dựng nhận thức thống nhất của những người tiến hành và tham gia tố tụng về nguyên tắc suy đoán vô tội, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Một là, nâng hơn nữa trình độ nghiệp vụ, nắm vững quy định của pháp luật nói chung, nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự nói riêng, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp là đòi hỏi không ngừng đối với đội ngũ người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự. Từng cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật phải tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có lỗi sống trong sáng, gương mẫu, có năng lực trình độ chuyên môn cao, có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và các nguyên tắc khác gắn bó không tách rời trong các giai đoạn tố tụng;

Ba là, liên tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục, uốn nắn kịp thời các biểu hiện vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội như: Xu hướng cơ quan điều tra thực hiện điều tra theo “suy đoán có tội” hay “buộc tội một chiều”; Viện kiểm sát chỉ căn cứ kết luận điều tra của cơ quan điều tra để hình thành cáo trạng mà thiếu sự khách quan, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để thực hiện việc truy tố; Tòa án khi xét

trạng sẵn có, thiếu sự thẩm định và đánh giá chứng cứ tại phiên tòa, xem xét các tình tiết liên quan đến vụ án một cách phiến diện, chỉ tập trung vào khía cạnh buộc tội; luôn thể hiện tính “đoàn kết” và “thống nhất cao” để hội tụ chất sám cao nhất trong khoa học pháp luật tố tụng hình sự giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong mọi vụ án…

Bốn là, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nói chung, về tố tụng hình sự nói riêng, cần bồi dưỡng chuyên đề về nguyên tắc suy đoán vô tội, để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ người tiến hành tố tụng hình sự.

4.3.2. Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trách nhiệm chứng minh tội phạm trong pháp luật tố tụng hình sự

Trong giai đoạn điều tra, truy tố, cơ quan có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của người bị tạm giữ, bị can là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, thể hiện tại nghĩa vụ cơ quan điều tra trong thời hạn 24 giờ kể từ sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Như vậy, khi không có căn cứ ra quyết định tạm giữ thì cơ quan điều tra phải trả tự do cho người vô tội. Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: “Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ”…; “Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ…”. Như vậy, việc trả tự do cho người bị tạm giữ cần được thực hiện từ rất sớm, ngay trước khi ra quyết định tạm giữ. Việc trả tự do cho người bị tạm giữ khi xác định được ngay việc bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang đối với họ là không có căn cứ mà không cần phải đợi đến khi hết thời hạn tạm giữ. Tuy nhiên, trong thực tế, không đơn giản là cứ bắt người rồi sau đó thấy không có căn cứ thì trả tự do, vì như vậy, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín, hình ảnh, công việc của người bị bắt. Cho nên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải vượt qua rào cản tâm lý này, quán triệt việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị bắt. Pháp luật tố tụng hình sự cũng đã luôn khẳng định rằng, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Để bảo đảm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị

cáo được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, thì những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là điều tra viên phải bắt đầu quá trình tố tụng của mình từ suy nghĩ đối tượng này không có tội, khi thực hiện điều tra phải chú ý đến những tình tiết ngoại phạm cho nghi can để bảo đảm được suy đoán vô tội, nghiêm cấm chuyện có ấn tượng ngay từ đầu đây là tội phạm và cố gắng thu thập bằng chứng, củng cố hồ sơ để chứng minh rằng họ phạm tội. Suy đoán vô tội phải quan tâm đến các yếu tố nào giúp khẳng định người ta vô tội và không được củng cố hồ sơ theo định hướng có sẵn. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Bởi vì không thể buộc người đang được coi là vô tội chứng minh mình vô tội. Do đó, bị cáo có quyền im lặng, không khai báo về hành vi phạm tội của mình.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án không thể coi việc bị can, bị cáo không khai báo làm căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự khi buộc tội và quyết định hình phạt đối với bị cáo. Trong các giai đoạn của quá trình tiến hành tố tụng hình sự, mọi nghi ngờ phải được giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng có lợi cho bị cáo. Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng cần chú trọng hơn nữa việc áp dụng nguyên tắc giải quyết có lợi cho người bị buộc lỗi trong trường hợp quy định của luật không rõ. Các cơ quan khi thực hiện chức năng của mình, đối với mỗi vụ án sẽ có niềm tin nội tâm đối với các vụ án. Nhưng niềm tin đó phải dựa trên các cơ sở bằng chứng cụ thể, không được ép cung, dùng nhục hình... Nếu như không có bằng chứng xác đáng thì mặc dù có tin rằng đó là tội phạm, thì cũng phải ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.

Trong giai đoạn xét xử, nếu có nghi ngờ về lỗi của bị cáo mà không thể bổ sung gì hơn được về chứng cứ, thì phải tuyên là bị cáo không phạm tội, chứ không đòi hỏi phải có căn cứ xác định bị cáo vô tội. Cụ thể, trong giai đoạn xét xử mà không thể thu thập được chứng cứ chứng minh tội phạm, không thỏa nãn những nội dung quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Tòa án không thể kết tội bị cáo và nên cần phải tuyên là bị cáo không phạm tội, nếu bị cáo bị tạm giam, cần tuyên trả tự do bị cáo (nếu không bị giam giữ trong vụ án khác). Bản án của Tòa án không được dựa trên giả định, phải có căn cứ, xác định, hợp lý, hợp pháp, bảo đảm tính chính xác khách quan. Bản án kết tội phải là bản án có đủ các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, chứng minh được là bị cáo có tội. Lời nhận

tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội; không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng, người bị hại đưa ra, nếu họ không thể nói rõ hơn vì sao biết được tình tiết đó, trực tiếp chứng kiến hay chỉ nghe kể lại, nghe truyền miệng.

4.3.3. Chú trọng hơn nữa việc bảo đảm quyền suy đoán vô tội của người bị buộc tội trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và bảo đảm tố tụng tại phiên tòa

Hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo, bởi vì, bị can, bị cáo được suy đoán vô tội nên các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự như tạm giam chỉ được áp dụng trong trường hợp thực sự cần thiết, tương xứng giữa mức độ nghiêm khắc của biện pháp cưỡng chế và mục đích của biện pháp này. Tòa án phải cân nhắc thận trọng khi tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị cáo. Chỉ tạm giam bị cáo trong giai đoạn xét xử khi không áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác mà vẫn đạt được mục đích mong muốn. Đồng thời, cần tăng cường xem xét trách nhiệm của người tiến hành tố tụng nếu áp dụng biện pháp ngăn chặn không hợp pháp, hợp lý xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội.

Tòa án có trách nhiệm xét xử nhanh chóng, kịp thời. Bị cáo bị đặt vào trình trạng pháp lý bất lợi, phải chịu các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự và luôn bị đe dọa áp dụng trách nhiệm pháp lý nghiêm trọng nhất là hình phạt, trong khi theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì họ được coi là người vô tội. Do đó, thời hạn xét xử dài sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người liên quan trong vụ án. Vì vậy, xét xử nhanh chóng, kịp thời là một yêu cầu của việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội. Tòa án được nghiên cứu hồ sơ, giải quyết vụ án trong thời hạn do pháp luật tố tụng quy định nhưng đồng thời Tòa án cũng có trách nhiệm phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết, rút ngắn tối đa thời gian tố tụng tại Tòa án để đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự. Đặc biệt, Tòa án không được kéo dài thời gian tố tụng để “cố gắng” chứng minh được tội phạm. Đồng thời, bị cáo được xuất hiện tại phiên tòa với trang phục phù hợp, không bị coi là người phạm tội, hình ảnh bị cáo tại phiên tòa là ấn tượng ban đầu, có tác động đến tư tưởng hoặc có thể tạo ra định kiến về nhân thân bị cáo đối với những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tại Tòa án. Do đó,

được suy đoán vô tội yêu cầu bị cáo phải có trang phục như người không phạm tội. Ngoài ra, việc xưng hô, sử dụng ngôn ngữ cũng như cách nói tại phiên tòa cũng cần phải thể hiện rõ sự khách quan, công tâm đối với bị cáo, luôn được bảo đảm quyền suy đoán vô tội trong suốt quá trình xét xử. Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng không được sử dụng những cách xưng hô có tính chất ám chỉ, miệt thị, đay nghiến hoặc biểu hiện thái độ bực tức, khó chịu đối với bị cáo.

Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, căn cứ kết quả tranh tụng để Tòa án ra bản án kết tội bị cáo hoặc ra bản án tuyên bố không phạm tội. Bởi vì, theo nguyên tắc suy đoán vô tội và nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, nhưng vẫn được tạo các điều kiện để làm rõ các tình tiết trong vụ án. Vì vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội yêu cầu Tòa án luôn phải đảm bảo quyền bào chữa và quyền được tranh luận dân chủ với bên buộc tội của bị cáo tại phiên tòa. “Khi xét xử, các Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng truớc pháp luật… việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn dân sự và những người có quyền, lợi ích hợp pháp”. “Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng như tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa”. Đó là những định hướng lớn trong chiến lược cải cách tư pháp được đề ra trong các nghị quyết của Bộ Chính trị.

4.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết, theo kế hoạch đề trong việc thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hình sự

Những năm gần đây các hoạt động tố tụng hình sự, nhất là việc bắt, tạm giữ, tạm giam là những vấn đề thu hút được sự chú ý của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân. Bởi vậy, để việc áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sự đảm bảo đúng các nguyên tắc tố tụng, trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi phải tăng cường sự giám sát của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể như:

- Tăng cường hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc tuân thủ các trình tự, thủ tục tố tụng hình sự. Theo pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân có quyền trực tiếp kiểm sát toàn bộ quá trình tố tụng hình sự, từ đó, đòi hỏi Viện kiểm sát cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, phải có kế hoạch cụ thể để thường kỳ và bất thường áp dụng quyền kiểm sát để đảm bảo cho hoạt động tố tụng được thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền được suy đoán vô tội và tránh xảy ra các trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. (Trang 158 - 183)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w