Các yếu tố bảo đảm thực hiện nguyêntắc suy đoán vô tội trong pháp

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. (Trang 69 - 77)

tụng hình sự

Nguyên tắc suy đoán vô tội có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong quá trình tố tụng hình sự, bởi vậy, việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự cần có những điều kiện nhất định, trong đó có một số điều kiện cơ bản sau đây:

Thứ nhất, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự

Pháp luật là cơ sở để thực thi quyền lực Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự và thực tế cho thấy rằng tính đúng đắn, chất lượng và hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự luôn bị ảnh hưởng bởi chất lượng của hệ thống quy phạm pháp luật. Bởi vậy, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi việc áp dụng các trình tự, thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải dựa trên các quy phạm pháp luật phù hợp. Thực tế cho thấy rằng, trong hoạt động tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các qui định của Hiến pháp, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự và các quy định pháp luật khác có liên quan tác động trực tiếp đến người bị buộc tội (ví dụ như bắt, tạm giữ, tạm giam), do đó, khi các qui định của pháp luật liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội đầy đủ, phù hợp, thống nhất, cụ thể, rõ ràng thì việc hiểu, thực hiện, áp dụng các qui định của pháp luật tố tụng hình sự sẽ đảm bảo quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội. Ngược lại, nếu các quy định của pháp luật không đầy đủ, hoặc mâu thuẫn, chồng chéo thì việc áp dụng có thể dẫn đến sự xâm phạm quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội. Điều này cho thấy rằng sự hoàn thiện của pháp luật tố tụng hình sự là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thực hiện, đảm bảo quyền suy đoán vô tội của người bị buộc tội. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng các hoạt động tố tụng hình sự và bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền thì cần phải không ngừng hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự và các quy định pháp luật có liên quan để đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, phù hợp và kỹ thuật lập pháp của hệ thống pháp luật và đáp ứng yêu cầu đấu

tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong điều kiện hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.

Với vai trò là công cụ pháp lý hàng đầu trong việc bảo đảm quyền con người, pháp luật về tố tụng hình sự thực sự đã và đang là công cụ pháp lý không thể thiếu để các cơ quan, người tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. Hầu hết pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia đều lấy nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc suy đoán vô tội làm các nguyên tắc trụ cột. Nguyên tắc tranh tụng dẫn đến sự hình thành các bên trên cơ sở xác định vị trí của các lợi ích tố tụng, từ đó tạo nên sự bình đẳng của các bên trong vị trí tố tụng. Nguyên tắc suy đoán vô tội tạo bảo đảm cần thiết cho việc bảo vệ quyền con người, là lá chắn quan trọng để khắc phục tình trạng án oan, sai trong tố tụng hình sự. Vì vậy việc đổi mới và liên tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự như thế nào để chúng bảo đảm thực hiện trên thực tế thì phải xem xét gắn nhiệm vụ của trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người được giao thẩm quyền, trách nhiệm tiến hành tố tụng, phải ngắn nhiệm vụ trách nhiệm kèm theo những chế tài, cụ thể nghiêm khắc đối với tập thể và cá nhân trong việc làm không đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, một trong các giai đoạn tố tụng cụ thể, đấy là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội.

Thứ hai, năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng là một trong các chủ thể của tố tụng hình sự, có vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong quá trình chứng minh, giải quyết vụ án hình sự. Những người tiến hành tố tụng có nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, nhưng hoạt động của họ có mối liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau và đều có trách nhiệm là nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên cơ sở phân loại theo các cơ quan tiến hành tố tụng thì có người tiến hành tố tụng trong cơ quan điều tra, người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát và người tiến hành tố tụng trong Toà án. Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng là áp dụng pháp luật để phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.

Do đó, để các bản án, quyết định được công bằng, đúng pháp luật, không làm oan sai cho người dân thì trong từng hoạt động, từng giai đoạn của quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải khách quan, vô tư, độc lập và tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật; chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và phải làm theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng có vai trò quan trọng và quyết định đến chất lượng giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động tố tụng hình sự nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án, vì vậy để thực hiện đúng các trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng hình sự cũng như đảm bảo quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội đòi hỏi người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán) phải có trình độ nhận thức nhất định, có tư duy logic, khoa học, có khả năng phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách có hệ thống, toàn diện, logic để xác định chính xác, khách quan từng tình tiết của vụ án và toàn bộ diễn biến của hành vi phạm tội để áp dụng đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Năng lực, trình độ chuyên môn của người tiến hành tố tụng được thể hiện qua các hoạt động nghiệp vụ như: tiếp nhận tin báo tội phạm, thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án để lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với thực tế, hoàn cảnh cụ thể để áp dụng các biện pháp tố tụng phù hợp đối với người bị buộc tội cũng như đảm bảo các quyền của người bị buộc tội được pháp luật quy định. Bởi vậy, nếu người tiến hành tố tụng có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thì việc tôn trọng, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ hiệu quả; ngược lại, nếu người tiến hành tố tụng yếu kém về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ dẫn đến nhưng vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, xâm hại đến quyền được suy đoán vô tội cũng như các quyền và lợi ích của người bị buộc tội được pháp luật quy định trong quá trình tố tụng.

Cùng với năng lực, trình độ chuyên môn, người tiến hành tố tụng còn đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, bởi thực tế cho thấy khi người tiến hành tố tụng vững về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời giữ được phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh nghề nghiệp thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi những tác động, cám dỗ, đe dọa, áp lực từ bên ngoài để thực sự đảm bảo công tâm, không thiên vị

trong việc tôn trọng và đảm bảo quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội. Ngược lại, nếu người tiến hành tố tụng có động cơ không trong sáng, thiếu khách quan, vì lợi ích cá nhân, suy thoái, biến chất, bị lôi kéo và kém hiểu biết pháp luật thì sẽ dẫn đến xâm hại quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội và làm phát sinh các vụ án oan, sai.

Đối với đội ngũ thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử, trước hết, phải thấm nhuần Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán Việt Nam và phải là người có đạo đức, lòng dũng cảm, dám đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm và vi phạm pháp luật; có tinh thần thượng tôn pháp luật; luôn tuân theo lẽ công bằng; có trách nhiệm với xã hội và có tấm lòng nhân hậu. Để vượt qua những thách thức mà môi trường công tác đặt ra, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ quy tắc thẩm phán của các quốc gia thường quy định những tiêu chí đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp cơ bản đối với thẩm phán như: Sự thanh liêm, chính trực; tính chuyên cần; khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật; bảo đảm tính độc lập, khách quan, vô tư, công bằng trong xét xử; không lợi dụng vị trí công tác của mình vào mục đích cá nhân cũng như không được bằng hành vi xử sự của mình cho phép người khác tạo ra cảm giác rằng họ có thể gây ảnh hưởng đến thẩm phánBên cạnh đó, tùy thuộc vào thể chế chính trị, hình thức tổ chức nhà nước và các điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội, từng quốc gia còn đặt ra những yêu cầu khác đối với thẩm phán khi tham gia các quan hệ xã hội như: trong hoạt động chính trị; giao dịch tài chính và quà tặng; thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, đầu tư cổ phiếu… Một số quốc gia quy định ngay trong quy chế đạo đức thẩm phán các biện pháp, cơ chế để bảo đảm cho thẩm phán giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ ba, sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền

Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động tố tụng hình sự nói chung, việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội nói riêng có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo đảm quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội.

Để bảo đảm hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đúng pháp luật, góp phần phòng ngừa và khắc phục oan sai, bỏ lọt tội phạm, pháp luật về tố tụng hình sự quy định nguyên tắc về kiểm tra giám

sát đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, theo đó: Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nếu phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật [52, Đ.33]. Như vậy, để đảm bảo quá trình thực hiện hoạt động tố tụng diễn ra công khai, minh bạch, công bằng, tuân thủ pháp luật thì bắt buộc phải hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau và giữa cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc kiểm tra các hoạt động tố tụng được thực hiện trong nội bộ cơ quan tiến hành tố tụng, thể hiện ở việc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp của các hoạt động tố tụng trong thẩm quyền của mình để kịp thời phát hiện, khắc phục những sai sót, vi phạm pháp luật.

Trên thực tế, hoạt động tố tụng hình sự đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công tác ban hành, áp dụng pháp luật để ổn định trật tự xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, quá trình xét xử và tuyên án có khả năng thay đổi cả vận mệnh, cuộc đời của một công dân, do vậy, đòi hỏi tính chính xác, đảm bảo sự thật khách quan, công bằng rất cao. Cho nên, việc tiến hành kiểm tra, giám sát là hoạt động hết sức cần thiết để tăng tính trách nhiệm, kỹ lưỡng trong tất cả các khâu, các cá nhân, cơ quan được pháp luật trao cho thẩm quyền lập lại ổn định trật tự xã hội bằng các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án,...giảm đến mức thấp nhất các trường hợp xảy ra sai sót, xét xử oan sai, đi lệch hướng các nguyên tắc đề ra trong tố tụng hình sự.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền có thể được thể hiện qua công tác cán bộ, giáo dục chính trị, tư tưởng (nhất là của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng) nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình. Đồng thời, công tác kiểm tra của người có thẩm quyền là cơ chế hữu hiệu để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý những biểu hiện lệch lạc, những sai phạm của người tiến hành tố tụng, qua đó kịp thời cho ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ để đảm bảo tính đúng đắn của các hoạt động tố tụng hình sự cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người bị buộc tội. Bên cạnh đó, hoạt động tố tụng hình sự còn chịu sự giám sát, kiểm sát của các cơ quan có thẩm quyền như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Viện kiểm sát nhân dân để qua đó kịp thời phát hiện vi phạm, kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục vi phạm, xử lý nghiêm người vi phạm, góp phần bảo đảm cho hoạt động tố tụng hình sự đúng pháp luật, bảo đảm quyền được suy đoán vô tội của công dân. Ví dụ điển hình là qua kiểm tra, kiểm sát, giám sát, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện, khắc phục việc cơ quan tiến hành tố tụng gây oan sai và bồi thường thiệt hại cho ông Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang), ông Huỳnh Văn Nén (tỉnh Bình Thuận)…Nhìn lại thì thấy rằng, lúc đầu họ bị nghi gờ, mà sự thật họ không thực hiện hành vi phạm những tội nghiêm trọng, nhưng hồ sơ vụ án với các tài liệu như lời tự khai, bản kiểm điểm, biên bản hỏi cung, biên bản hiện trường, biên bản dựng lại hiện trường ... họ đều ngoan ngoãn ký nhận, qua đó thể hiện có sự bức cung nhục hình, người không thực hiện hành vi phạm tội lại được chứng cứ hồ sơ vụ án mô tả dựng lên như có thật; đến giai đoạn xét xử sau nhiều lần bị kết tội với mức án chung thân hoặc tử hình thì họ mới

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w