4. Bố cục luận văn
4.1.1. Nâng cao năng lực
a) Nâng cao năng lực cán bộ
Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về công tác quản lý dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hóa, quy định của pháp luật về quản lý dịch vụ văn hóa nói chung, dịch vụ văn hóa của VQG Ba Vì nói riêng cũng như công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ cho các đối tượng liên quan, cụ thể:
- Cán bộ, viên chức và người lao động VQG; - Chính quyền địa phương;
- Các đơn vị thuê môi trường rừng, liên kết.
b) Nâng cao năng lực phục vụ b.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Mặc dù trong một số năm gần đây, sản phẩm du lịch của VQG Ba Vì có nhiều khởi sắc nhưng nhìn chung hiện tại cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như các sản phẩm du lịch vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhằm phát huy thế mạnh, sức cạnh tranh với các khu du lịch lân cận cần đầu tư phát triển sản phẩm và định hướng thị trường tập trung vào hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tại nguyên du lịch độc đáo đặc sắc của Vườn để giới thiệu và thu hút khách:
- Các VQG nói chung, VQG Ba Vì nói riêng cần xây nhà trung tâm thông tin và giáo dục môi trường. Tại đây được trưng bày các tiêu bản động
vật, thực vật, đất, đá, các bản đồ, sơ đồ, sa bàn…. Mô tả hệ sinh thái rừng, sự hình thành sự sống cũng như giới thiệu tính đa dạng sinh học trong thiên nhiên, ý nghĩa của VQG…
- Cải tạo, nâng cấp các tuyến đi bộ trong rừng hiện có, xây dựng thêm các tuyến đi bộ mới trong rừng, có các biển báo chỉ dẫn, tên cây rừng, diễn giải môi trường trên tuyến giúp du khách trải nghiệm, khám phá các hệ sinh thái rừng, thác nước, các di tích, phế lích lịch sử.
- Cải tạo, nâng cấp vườn thực vật cũng như tuyến đường vào vườn thực vật hiện có, xây dựng thêm một số vườn thực vật mới (đặc biệt là khu vực núi Viên Nam thuộc địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình), nhằm giúp du khách thuận tiện khám phá, trải nghiệm mới cũng như tham quan, học tập và triển khai hoạt động giáo dục môi trường đặc biệt là các đoàn nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các lớp học sinh sinh viên.
- Xây dựng thêm các điểm quan sát, ngắm cảnh dọc tuyến đường giao thông từ cổng kiểm soát vé lên cốt 1.100m nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, đặc biệt là giới trẻ.
- Cải tạo, nâng cấp và xây mới nhà nghỉ, nhà hội thảo, nhà hàng ăn uống, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc nam…. Phân khu vực phục vụ các đối tượng khách nghỉ dưỡng cao cấp, bình dân.
b.2. Chất lượng phục vụ
Cần thiết phải xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực; đảm bảo phát triển du lịch có hiệp quản dự trên tiềm năng, lợi thế so sánh với các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên trên cả nước, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Cần tuyển mới một số nhân lực được đào tạo bài bản về du lịch, người có trình độ ngoại ngữ tốt làm nòng cốt, ưu tiên người có kinh nghiệm. Đối với nguồn nhân lực hiện có cần tổ chức nhiều lớp đào tạo tại chỗ theo chuyên đề,
yêu cầu công việc cụ thể, mỗi người được đào tạo nhiều lớp, làm được nhiều việc, bổ túc thêm về trình độ ngoại ngữ.
Xây dựng đội ngũ hướng dẫn du lịch điểm. Ưu tiên người dân tộc thiểu số địa phương, những viên chức, hợp đồng lao động này không chỉ có kiến thức hướng dẫn du lịch cơ bản mà còn được trang bị thêm kiến thức pháp luật về bảo vệ rừng, lâm sinh tổng hợp, di lích lịch sử đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháp Báo thiên…
c) Củng cố bộ máy tổ chức
Tổ chức thực hiện công tác quản lý dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hóa của VQG Ba Vì trách nhiệm chính thuộc Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ. Trung tâm có Giám đốc và 02 Phó giám đốc theo dõi, chỉ đạo theo mảng công việc cụ thể. Cần rà soát đội ngũ cán bộ hiện có, phân công cán bộ phù hợp với năng lực sở trường, đam mê nghề nghiệp, tăng cường cán bộ chuyên môn về hoạt động du lịch sinh thái, cán bộ có kinh nghiệm bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và hiểu về lịch sử của các khu du lịch tâm linh.