4. Bố cục luận văn
3.2. Kết quả hoạt động du lịch của VQGBa Vì
3.2.1. Kết quả hoạt động của Vườn
Do vị trí thuận lợi gần với thủ đô Hà Nội, thêm vào đó là sự đa dạng về sinh thái và loại hình du lịch của VQG Ba Vì, lượng khách về tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học năm sau tăng hơn năm trước tương đối lớn.
Sau đây là các biểu tổng hợp khách du lịch vào VQG Ba Vì trong 5 năm qua (Bảng 3,4; Hình 5,6). Bảng 3. Lƣợng khách đến Ba Vì từ 2011-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1 Lượng khách 100.168 124.093 139.601 148.924 216.050 vào Vườn 2 Doanh thu 1.954 2.805 5.386 6.113 8.502 3 Nộp ngân sách 192 358 1.032 1.125 1.538 Nguồn: [26].
Hinh 5. Biểu đồ lượng khách đến VQG Ba Vì từ 2011-2015
Lượng khách quốc tế : Bảng 4. Lƣợng du khách quốc tế đến Ba Vì từ 2011-2015 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Số lƣợng du khách quốc tế (ngƣời) 538 620 1.350 1.635 2.043 Nguồn: [27]
Nguồn: [27]
Hình 6. Biểu đồ lượng khách nước ngoài đến VQG từ năm 2011-2015
Như vậy nhìn vào hình 5, từ năm 2011-2015 lượng du khách đến với Vườn quốc gia Ba Vì tăng vọt. Ở hình 5, chỉ trong 5 năm, từ 100.168 du khách năm 2011 lên 216.050 du khách năm 2015 ( tăng 115.882 du khách = 215 %). Để đạt được thành công đó là cả 1 sự cố gắng của Ban Giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong Vườn. Các hạng mục đầu tư bước đầu cho du lichsinh thái đã có hiệu quả.
Tuy nhiên nhìn vào hình 6, lượng khách quốc tế đến với Vườn quốc gia Ba Vì vẫn còn hạn chế, từ 2011 cho đến 2015 số lượng du khách quốc tế tăng nhưng không đáng bao nhiêu so với tổng lượng du khách. Như vậy ta có thể thấy còn hạn chế trong việc quảng cáo, tuyên truyền thu hút đối với khách quốc tế.
3.2.2. Cho thuê môi trường rừng (Cho đơn vị khác thuê môi trường rừng hoạtđộng DLST) động DLST)
Năm 2003, VQG Ba Vì được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thực hiện thí điểm đề án cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ rừng.
Sau khi lập đề án, có 2 đơn vị đủ điều kiện để VQG Ba Vì ký hợp đồng là: Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh, với diện tích thuê là 252ha rừng. Công ty du lịch Thác Đa, với diện tích 71 ha. Mức kinh phí 500.000 đồng/ha/năm. Nhìn chung công tác cho thuê môi trường rừng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên đến nay chỉ còn Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh hoạt động. Tổng doanh thu năm 2015 từ hoạt động du lịch của đơn vị thuê môi trường rừng gần 20 tỷ/ năm và năm sau tăng hơn năm trước khoảng (10-:-15)%. Công ty du lịch Thác Đa ngừng hoạt động vì do chủ hợp đồng thuê môi trường rừng gặp sự cố đặc biệt [25].
Năm 2014, VQG Ba Vì ký hợp đồng thuê môi trường đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tịa khu vực núi Da Dê-VQG Ba Vì với ông ty cổ phần Hóa dầu quân đội, diện tích 200ha, mức kinh phí 500.000đồng/ha/năm. Đến nay, dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục, chưa hoạt động.
Theo báo cáo tổng kết đề án thì điểm sử dụng môi trường rừng để phát triển DLST và giáo dục hướng nghiệp tại VQG Ba Vì năm 2008 đã đem lại một số kết quả cụ thể như sau:
- Hoạt động du lịch đúng hướng, đúng quy định quản lý ngành, đúng luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Rừng được quản lý và bảo vệ tốt, không để xảy ra cháy rừng, người và gia súc phá hoại. Hàng năm, VQG (nhà nước) không phải bỏ tiền thuê quản lý bảo vệ rừng. Vườn thu được tiền cho thuê môi trường rừng để tái đầu tư bảo vệ rừng.
- Vườn (nhà nước) không phải cấp kinh phí đầu tư trồng rừng mới trên diện tích đất trộng. Đơn vị thuê môi trường rừng đã tự bỏ vốn trồng mới, cải tạo, nuôi dưỡng làm giàu rừng với lượng kinh phí hàng tỷ đồng.
- Tăng thu cho ngân sách địa phương thông qua kết quả hoạt động kinh doanh du lịch hàng tỷ đồng.
- Mở ra thi trường tại chỗ để tiêu thụ nông sản, thực phẩm và hàng hóa do người dân địa phương sản xuất. Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho cộng đồng các dân tộc trong khu vực (hàng năm tiêu thụ hàng trăm tấn lương thực, hàng trăm tấn thịt, cá và nhiều rau củ quả do nhâ dân vùng đệm sản xuất).
Do hiệu quả mang lại từ hoạt động thí điểm cho thuê môi trường rừng, cơ quan có thẩm quyề đã xây dựng nhiều chính sách mới khuyến khích phát triển lâm nghiệp và cho nhân rộng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch trên phạm vi cả nước [25].
3.2.3. Liên doanh, liên kết
Theo tài liệu từ thời Pháp thuộc, núi Ba Vì là một trong bốn khu du lịch núi cao nổi tiếng thời Pháp thuộc (Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo và Ba Vì); theo thống kê, trong Vườn có trên 200 phế tích, biệt thự thời Pháp, chủ yếu nằm ở khu vực cốt 400, 600, 700 và 800m; nơi đây rất có giá trị về lịch sử, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng nhưng chưa được tận dụng để phát huy giá trị của nó.
Từ khi thành lập Vườn đến năm 2008 VQG Ba Vì với tư cách chủ rừng đã tự tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nhưng là đơn vị hành chính sự nghiệp không có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng nên các dịch vụ nghỉ dưỡng hoặc thuê phòng nghỉ lưu trú qua đêm còn quá ít so với nhu cầu (chủ yếu dựa vào sự kết hợp các công trình quản lý bảo vệ, nhà khách của Vườn được đầu tư bằng vốn ngân sách). Cơ sở phục vụ nhu cầu khách du lịch vui chơi giải trí còn đơn điệu và thiếu chuyên nghiệp. Trong những năm qua, VQG Ba Vì ký hợp đồng liên kết kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ rừng trên địa bàn Vườn với 4 đơn vị:
- Hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Phát triển công nghệ, diện tích 56,05ha khu vực cốt 400, 600, 700, 800m. Thời gian ký hợp đồng 50 năm, Vườn được hưởng 150.000.000 đồng/năm.
- Hợp đồng liên kết với Công ty cổ phần đầu tư du lịch PICO Việt Nam diện tích 37,5ha, khu vực cốt 400m. Thời gian ký hợp đồng 50 năm, Vườn được hưởng 320.000.000 đồng/năm.
- Hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Quảng Long. Diện tích liên kết 1,9ha, thuộc đồi 451, khu vực cốt 400m, Thời gian ký hợp đồng 50 năm, Vườn được hưởng 30.000.000 đồng/năm.
- Hợp đồng liên kết với Công ty cổ phần và đầu tư Ba vì (3 Vườn sưu tập Tre trúc, Cau dừa, Xương rồng), diện tích liên kết 38,5ha. Vườn được hưởng 50.000.000 đồng/năm thứ 4, từ năm thứ 5 trở đi 60.000.000 đồng/năm.
Đến nay mới có Công ty cổ phần đầu tư du lịch PICO Việt Nam hoạt động, các doanh nghiệp khách đang hoàn thiện thủ tục đầu tư [25].
3.3.Chức năng sinh thái của VQG Ba Vì
Các sản phẩm con người thu được từ các HST như lâm sản ngoại gỗ, cây thuốc, rau rừng... để phục vụ cho đời sống của cư dân vùng đệm. Việc bán các loại măng, mật ong, cây thuốc, rau rừng cho các khách du lịch tham quan cũng đóng góp 1 phần không nhỏ cho việc cải thiện cuộc sống của người dân.
Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa măng, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao lên núi lấy măng Tre, Bương, Giang. Giá bán cho các đầu mối từ 7.000-8000/1 kg măng đã luộc. Một gia đình đi một ngày lấy măng có thể lấy từ 2 đến 3 tạ măng, như vậy một ngày đồng bào có thể kiếm được từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Măng ở đây là do các hộ đồng bào Dao tự trồng, họ quy định với nhau các hành vi ăn trộm sẽ tính 100.000/1 củ măng nhân với số củ măng ăn trộm. Tác giả đã có một thời gian dài được làm việc cùng đồng bào Dao trong các dự án lâm sinh nhận thấy họ rất chăm chỉ, thật thà, chịu khó. Ngoài mùa măng người dân còn lên Rừng lấy quả chuối hột về bán, với giá: 10.000 – 12.000/1 kg một người đi lấy chuối có thể lấy từ 50 – 60 kg/1 ngày thu về từ 500.000-700.000/1 ngày. Dân số tại xã Ba Vì là 2.000 người/450 hộ dân. Sau khi quy hoạch VQG Ba Vì, quỹ đất canh tác của xã còn lại 200 ha, trong đó chỉ có 110 ha là đất có thể canh tác được, nhưng sản xuất nông nghiệp cũng không đem lại hiệu quả cao,trong khi việc sản xuất và kinh doanh cây thuốc của bà con người Dao ở đây lại cho nguồn thu nhập ổn định, nhất là từ khi một số sản phẩm chế biến và sản xuất từ cây thuốc nam
được tiêu thụ phổ biến trên thị trường. Hầu hết các gia đình người Dao (90% trong số 450 hộ) biết làm thuốc nam, trong đó một nửa số này chuyên làm thuốc và có nguồn thu nhập chính từ cây thuốc, nửa còn lại làm thuốc theo thời vụ. Nguồn thu nhập bằng nghề làm thuốc nam tự do chiếm 70% tổng thu nhập toàn xã. Theo thống kê của UBND xã, riêng năm 2008, tổng thu nhập từ việc sản xuất kinh doanh thuốc nam là 4,5 tỷ/5,5 tỷ đồng thu nhập, bằng 82% tổng thu nhập toàn xã, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống người Dao. Hiện nay, nguồn cung cấp cây thuốc nam chủ yếu lấy từ rừng tự nhiên (trên núi Ba Vì), còn nguồn thu hái từ nuôi trồng mới chỉ có 10 ha(trong số 110 ha đất canh tác), được trồng rải rác một số loại dược liệu.Cách thức sản xuất thuốc nam của người Dao là tự do, các hộ tự vào rừng thu hái dược liệu về và tự chế biến, vì thế sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không thống nhất về phương pháp, không có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm. Chính tập tục và thói quen khai thác cây thuốc tự do, không có sự tính toán lâu dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng và sự bền vững của VQG Ba Vì. Khi nhu cầu tiêu thụ tăng sẽ dẫn đến sự khai thác quá mức hồi phục của rừng, làm số lượng loài dược liệu giảm sút nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (Hoa tiên, Máu người, Củ dòm, Dó đất…), nguy cơ khan hiếm nguồn nguyên liệu cũng là điều đã được dự báo trước.
Lợi ích mà con người thu được từ hoạt động điều tiết của HST, bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, ngăn chặn lũ lụt chính vì thế VQG Ba Vì trở thành lá phổi xanh của thủ đô Hà Nội.
3.4. Dịch vụ văn hóa của VQG Ba Vì
3.4.1. Tinh thần, tâm linh
- Huyện Ba Vì thuộc địa bàn Hà Nội có 7 xã miền núi, đồng bào dân tộc ở đây chiếm đa số, chính vì sự đặc biệt này nó thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây để trải nghiệm hương vị cuộc sống. Ở đây du khách có thể tiếp xúc với nhiều nét văn hóa đặc trưng, được tham gia vào các lễ hội của người Dao, Mường (Phụ lục hình 2.8, Phụ lục hình 2.9).
Đây là nét văn hóa đặc trưng cho du khách khi đến tham quan Ba Vì, ngoài những khu du lịch nghỉ dưỡng, các trò chơi thì du khách còn được trải nghiêm thêm về văn hóa bản sắc dân tộc không phải nơi nào cũng có được.
3.4.2. Vui chơi, nghỉ ngơi giải trí
Hiện nay khu 400 (Ba Vì resort) , khu 600, khu Thiên Sơn Suối Ngà… đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong việc vui chơi giải trí, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Với mức chi phí vửa phải, khu 400 trở thành một điểm đến lý tưởng với 1 cánh rừng thông bạt ngàn đẹp như khung cảnh nước ngoài, 3 khu nghỉ với kiến trúc kiểu Pháp đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến đây.
Khu 600 , Lemont Ba Vi được thiết kế xây dựng trên những nền biệt thự Pháp thời xưa, thêm vào đó là sự đầu tư rất kĩ lượng cho nội thất, cảnh quan đã tạo nên sức hút rất lớn đối với du khách muốn trải nghiệm…
Cuối năm nay VQG Ba Vì sẽ hoàn thiện khu nhà trung tâm GDMT & DV ở khu vực 400 để phục vụ du khách, đằng sau nhà trung tâm là cánh rừng Thông Nhật thẳng tắp rất đẹp tạo không gian cho du khách đi dạo, hít không khí trong lành, tản bộ, thưởng thức những món ăn dân dã… ngoài ra Vườn còn tổ chức cho du khách cắm trại trong rừng, tổ chức các đêm giao lưu, đốt lửa trại… để thu hút du khách…
Đặc biệt, vào tầm cuối tháng 10 đầu tháng 11, khu vườn được khoác lên mình tấm áo vàng ruộm của sắc dã quỳ - một loài hoa đặc trưng của VQG Ba Vì. Vào thời điểm này, du khách ở khắp nơi kéo về nơi đây để chụp ảnh và tận hưởng khoảng không gian mát mẻ, khí hậu trong lành.Đó chính là lý do vì sao VQG Ba Vì trở thành điểm đến tuyệt vời của du khách trong và ngoài nước, của không ít nhiếp ảnh gia và những bạn trẻ mê khám phá thiên nhiên.
3.4.3. Khoa học, giáo dục
- Khám phá nơi đây, du khách càng dễ bị choáng ngợp trước vô vàn những gốc cổ thụ, lá rộng, lá kim, những thảm thực vật đa dạng, từ những loài tán rộng như kháo vàng, cho đến những rừng muồng đen, sến… thẳng tắp,
hay cả những loài dây leo kỳ dị bám đầy thân cây, sự đa dạng loài thực vật đã thu hút rất nhiều các đoàn trường, học sinh , sinh viên lên nghiên cứu học tập. 3.4.4. Chữa bệnh và nghỉ dưỡng
Cư dân vùng đệm quanh VQG Ba Vì chủ yếu là người Dao, người Mường. Dân tộc Dao gốc Trung Quốc họ rất giỏi về thuốc Nam, họ hay vào Vườn để lấy thuốc về xao, phơi đem bán cho khách du lịch: Củ dòm, Hoàng tinh hoa trắng, cây máu người, chuối rừng … Tính hiệu quả của các phương thuốc này rất tốt được rất nhiều du khách, cư dân xung quanh tin dung.
3.5. Lƣợng giá dịch vụ văn hóa
Dựa trên du lịch (Travel cost) và sẵn sàng chi trả (WTP)
Qua phát 200 phiếu khảo sát (Mẫu phiếu mục 2.1 chương II) kết quả thu được (Hình 7, Hình 8, Hình 9, Hình 10, Hình 11, Hình 12, Hình 13) như sau 3.5.1. Độ tuổi khách tham quan
Hình 7. Biểu đồ độ tuổi khách tham quan Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015
Độ tuổi khách tham quan từ độ tuổi 50-60 (42,5%) chiếm đa phần, do thời gian tác giả thực hiện phát phiếu vào dịp đầu năm lượng khách đi lễ tâm linh đầu năm đông. Nhưng cũng không thể khổng kể đến lượng du khách trong độ tuổi từ 15 tới 30 tuổi chủ yếu là học sinh, sinh viên tới Vườn thăm thú cảnh quan và đi lễ.
3.5.2. Địa điểm nơi du khách xuất phất
Hình 8. Biểu đồ nơi du khách xuất phát tới Vườn Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015
Đa số du khách đến với VQG là ngoại tỉnh từ các tỉnh lân cận : Phú Thọ, Hòa Bình, Mai Châu…. Nhìn biểu đồ (hình 8) có thể thấy lượng du khách đến chủ yếu là ngoại tỉnh chiếm 54%. Lượng du khách địa phương ở đây chủ yếu là dân cư xung quanh khu vực huyện Ba Vì và các huyện lân cận.
3.5.2. Phương tiện đi lại
Hình 9 . Biểu đồ phương tiện đi lại của du khách Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015
Nhìn vào biểu đồ (Hình 9) cho thấy phương tiện đi lại của du khách chủ yếu là xe máy chiếm tới (56%) và ô tô công cộng (27%) . Ô tô gia đình
chiếm 1 phần nhỏ (7,5%), đó là các gia đình có điều kiện kinh tế. Còn lượng du khách đi ô tô công cộng ở đây đó là cả đoàn thuê xe để đi Ba Vì du lịch.
3.5.3. Mục đích tham quan
Hình 10. Biểu đồ mục đích tham quan của du khách Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015
Nhìn biểu đồ (hình 10) thấy rằng việc đi lễ của người dân rất được chú trọng và quan tâm. Có tới 73% du khách đi lễ dầu năm, một lượng khoảng 22,5 % du khách tham quan và một phần nhỏ 4,5% lượng du khách lên nghiên cứu tham gia học tập. Tuy nhiên ở mỗi một thời điểm khác nhau trong